Phạm Văn Bỉnh

Quê ở làng An Bồ (tên nôm là làng Mét) xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Khi 11, 12 tuổi đựoc gia đình chó theo học thày giáo Nguyễn Ngọ Thành ở làng Hoàng Mai (nay thuộc quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Cuối năm 1925 đầu năm 1926, cả nước ta sôi sục phong trào đấu tranh phản đối thực dân Pháp xử án Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh. Mặc dù còn đang ở dộ tuổi vị thgành niên Phạm Văn Bỉnh đã sớm tiepé xúc với những tư tưởng tiến bộ qua sách báo cách mạng do thầy Thành cho mượn đọc. Thầy đã chỉ cho học trò biết Nước Việt Nam ta có một ông đuyứng đầu làm cách mạng đó là Nguyễn ái Quốcccc Từ đó cho đến khi tốt nghiệp trờởng Luật hà nội năm 1937, Phạm Văn Bỉnh còn được đọc tác phẩm 'Bản án chế độ thực dân Pháp' của Nguyễn ái Quốc qua nguyên bản tiếng Pháp. Thời kỳ Mặt trận bình dân Pháp lên năm chính quyền ở Pháp, ít nhiều ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, tự do lập hội ở Việt Nam, đặc biệt trong giới thanh niên trí thức, học sinh.


 


Sau khi tốt nghiệp trưởng Luật Phạm Văn Bỉnh từ chối lời mời công tác của Ngô Khánh Trực nguyên Tri phủ phủ Vĩnh Bảo. Với lòng yêu nước, được giác ngộ qua sách báo cách mạng. Ông về Hải Phòng mở trường trung học tư thục Lê Lợi trực tiếp làm Hiệu trưởng (1)


 


Trong công việc giảng dạy ông luôn tâm niệm một điều, dạy cái gì, học cái gì mà sau này cần cho đất nước. ông đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận Bình dân ở Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ông đã thực sự bước vào con đường hoạt động yêu nước, chống Pháp và đã tuyên truyền giác ngộ nhiều bạn bè tham gia.


 


Cuối năm 1941, được Đảng cử vào phái đoàn Tổng bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt dẫn đầu bí mật sang Bách Sắc (Quảng Tây) theo lời mời của tướng Trương Phát Khuê. Sau gần cả tháng trời đi bộ từ Đông Hưng lên Bách Sắc phái đoàn tới trụ sở Đồng Minh hội Việt Nam thăm một thành viên đang ốm mệt, thì thật bất ngờ, Cụ Hồ xuất hiện qua lời ông Hoàng Quốc Việt Cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. Làm việc khẩn trương trong một thời gian ngắn cả đoàn được lệnh cụ Hồ lên đường về nước gấp vì tình hình thế giới và trong nước biến chuyển từng ngày có lợi cho ta.


 


Về nước Phạm Văn Bỉnh công tác ở Pắc Pó nơi Bác Hồ đặt cơ quan. Sau Đại hội quốc dân ở Tân Trào được cử về Hải Phòng tham gia Uỷ ban nhân dân cách mạng Lâm thời rồi phó chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố phụ trách đối ngoại. Tại đơn vị bầu cử tỉnh Kiến An, Phạm Văn Bỉnh được bầu là đai biểu Quốc hội khoá I.


 


Với cuơng vị phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố, phụ trách đối ngoại ông tỏ ra mềm mỏng khôn khéo trong giao tiếp với các đại diện cao cấp của phía Nhật, Tưởng đặc biệt là Pháp đang lăm le tạo cố xâm lược trở lại nước Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp Phạm Văn Bỉnh công tác tại chiến khu Việt Bắc. Ông được đảng và Chính phủ giao cho nhiệm vụ giao tiếp với phái đoàn kháng chiến Pathét (Lào) do Hoàng thân Xuphanuvôny dẫn đầu tại Việt Bắc.


 


Sau đó ông tiếp tục đựoc cử đi làm công tác xây dựng chính quyền tại vùng núi Thanh Hoá rồi đào tạo cán bộ tại Việt Bắc. Hoà bình lập lại ngành Giáo dục nước nhà rất cần những người có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp. Ông được cử phụ trách khoa tiếng Pháp tại trưởng đại học ngoại ngữ Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu, ông có biên soạn giáo trình Pháp ngữ của trường. Gia đình anh em con cháu ông có 15 người tham giacông tác đoàn thể cách mạng, một lòng một dạ trung thgành với tổ quốc vì lợi ích của nhân dân lao động.


 


Những năm cuối đời, ông sống tại Hà Nội với con cháu trong cuộc đời thanh bạch, hạnh phúc vì những đóng góp nhỏ bé của một công dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xa hội. Ông mất năm 1994 huởng thọ 90 tuổi.


 


1.       Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I.- Tr. 223


2.       Lịch sử Hải Phòng kháng chiến chống Pháp.- H.: Quân đội nhân dân


3.       Tập hồi ký chép tây do gia đình cung cấp


 


--------------------------------------


Chú thích (1) Trường tư thục Lê Lợi ở gần cổng chợ Ga trông sang, nay đã thành nhà ở chung cư, thuộc phố Lương khánh Thiện

Facebook zalo

Các tin đã đưa