Lưu Văn Thi

Lưu Văn Thi là tên khai sinh, tên sau này là Hoàng Thế Thiện. Ông sinh năm 1922 tại thành phố Hải Phòng, Gia đình ông là dân nghèo thành thị, nhưng quan tâm đến việc học hành của con cái nên được học hành khá. Sau khi đỗ tiểu học Pháp - Việt, Lưu Văn Thi trúng tuyển vào học trường trung học Bonnan ( Bonnal ) Hải Phòng, một trường có cơ sở cách mạng của Đảng từ những ngày đầu thành lập, lại được học nhiều thầy giáo mẫu mực có khí tiết như: Lê Xuân Phùng, Nguyễn Hữu Tảo lập liên đoàn Hướng Đạo Quang Trung trong thanh niên học sinh trường Bonnan để thông qua tổ chức công khai này mà tập hợp lực lượng đưa dần vào các lực lượng yêu nước, chống lại thủ đoạn tinh vi của chính quyền thực dân nhằm lái thanh niên học sinh ta vào các sinh hoạt vui vẻ trẻ trung, ăn chơi sa đọa thì Lưu Văn Thi cùng nhiều bạn bè tích cực tham gia. Qua hoạt động hướng đạo, Lưu Văn Thi được tổ chức chú ý bồi dưỡng. Năm 1940, được tham gia Ban trị sự Hội truyền bá quốc ngữ thành phố Hải Phòng và vẫn tiếp tục công tác thanh vận theo đường dây liên lạc của Vũ Quí. Năm 1941, sau khi liên lạc được với sứ uỷ Băca kỳ, tiếp thu được chương trình, điều lệ của Viêt minh, Vũ Quí chủ trì hội nghị truyền đạt nghị quyết trung ương về thành lập Việt Minh và triển khai xây dựng tổ chức. Lưu Văn Thitham gia Việt Minh bí mật và tuyên truyền thu hút các bạn thân Lưu Văn Mẫn, Phạm Văn Thái, Vũ Thành Đạt ở trường Bonnan, từ đó phát triển rộng ra. Ngoài công việc vận động thanh niên, xây dựng tổ chức Việt Minh bí mật, Vũ Quí còn giao nhiệm vụ cho Lưu Văn Thi, Nguyễn Văn Nguyên, Phạm Đinhf Cảnh, Hồng vân... xúc tiến hoạt động mạnh mẽ để vận động thanh niên tham gia các hình thức tổ chức Việt Minh bí mật ở Hải phòng, Kiến an. Nhóm thanh niên này đã góp phần phát triển phong trào từ 1941 đến 1943. Đầu năm 1943, Lưu Văn thi, Nguyễn Văn Nguyên được giao nhiệm vụ tiếp nhận các đầu mối cơ sở doàn ở nội thành và Kiến an. Do có kẻ phản bội, ngày 18/3/1943, Lưu Văn Thi, Nguyễn Văn Nguyên và 13 đoàn viên thanh niên cứu quốc đã bị chính quyền Pháp bắt. Sau Lưu Văn Thi bị kết án năm năm tù khổ sai, giam ở nhà giam Hoả lò, Hà nội sau chuyển lên nhà tù Sơn la. Khi bị bắt bị tù, Lưu Văn Thi mặc dù bị tra tấn, đầy ải nhưng không nhụt trí đấu tranh, Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, được ra tù Lưu VănThi về hoạt động Việt Minh ở Thái Nguyên; tháng tư năm 1945 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông dương và được cử làm đội trưởng Đội tuyên truyền võ trang huyện Võ nhai. Tháng Tám năm 1945 tham gia Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên. Đến tháng Tư năm 1947 chuyển sang làm trưởng phòng Chính trị Liên khu 10. Trong hai năm 1948 - 1949, giữ nhiệm vụ Chính uỷ Trung đoàn Sông lô, bí thư Trung đoàn uỷ. Đến tháng Chín năm 1949 được điều vào Nam công tác cho đến ngày ký hiệp ước Giơnevơ ( Geneve ) với các chức trách: Trưởng đoàn cán bộ quân sự Nam bộ, Chính uỷ Trung đoàn Cửu Long, Chủ nhiệm chính trị phân liên khu miền Tây Nam bộ, Quân khu uỷ viên.


 


Sau hoà bình tập kết ra bắc, phụ trách Ban đại diện miền Tây Nam bộ; tháng Sáu năm 1956, Chủ nhiệm chính trị quân khu Hữu ngạn, quân khu uỷ viên. Tháng Ba năm 1957 làm Chính uỷ Cục không quân, Bí thư Đảng uỷ cục. Khi đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc, được điều trở lại Miền Nam, tháng Mười một năm 1964 làm Phó Chính uỷ Quân khu 8, Chính uỷ sư đoàn Một Tây Nguyên. Tháng hai năm 1966 làm Chính uỷ sư đoàn 304, Phó Chính uỷ mặt trận 968 Nam Lào, Phó Chính uỷ, rồi Chính uỷ Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn, Bí thư Đảng uỷ 559. Tháng Tư năm 1975 làm chính uỷ Quân đoàn 4, Bí thư Đảng uỷ quân đoàn.


 


Từ tháng Tư năm 1977, được đề bạt thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổngcục xây dựng kinh tế; từ tháng Mười một năm 1978 vẫn giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó trưởng đoàn chuyên gia, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt nam tại Căm-pu-chia. Từ tháng Tám năm 1982 là Thứ trưởng thường trực Thương binh- xã hội, rồi thứ trưởng thường trực Bộ Lao động- Thương binh- xã hội.


 


Ông được phong quân hàm 'Thiếu tướng năm sao' Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ tư, được bầu làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng.


 


Do công lao và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều huân chương cao quí khác


                                                                       


                                                            N. Đ. L


                             - Lịch sử phong trào thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh thành phố Hải Phòng (1925- 1975).NxbHải Phòng, 1991.- Tr.72, 73, 75

                                - Sơ thảo lịch sử trường Bonnan-Bình chuẩn- Ngô Quyền ( 1920- 1995 ).- Trịnh Ngọc Viện chủ biên.- Hải Phòng,1995.- Tr. 41
Facebook zalo

Các tin đã đưa