Vũ Trọng Khánh

Vũ Trọng Khánh sinh năm 1913 trong một gia đình tiểu thương ở Hà Nội. Quê ở làng Cự Đà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây) còn nhỏ đi học. Từ 11 tuổi đến 21 tuổi Khánh học ở trường Tây (Lyceé Alber Sarraut) nhờ biết tiếng Pháp nên Khánh đọc được tiểu thuyết của V. Huy Go, Lamar time, Mouseigue...


Trong qúa trình học Khánh đã thấy sự phân biệt màu da, sự chênh lệch giữa Tây và Ta. Nhờ các phong trào yêu nước như để tang Phan Chu Trinh, khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng đã kích thích lòng yêu nước của Khánh, nhưng do sự khủng bố, tra tấn nên chưa dám tham gia.


Năm 1932, Khánh đỗ tú tài ở trường Lyceé A. Sarraut. Năm 1933 1937, Khánh học trường Luật và 1938 anh đỗ cử nhân Luật (đỗ luật sư). Thời gian học trường luật, anh quen Nguyễn Thế Dục rất mến phục, tham gia tổng hội sinh viên. Thời kỳ Mặt trận bình dân, anh theo nhóm làm báo Le Travail (Báo Lao động) đón Godard ở Hà Nội, tham gia vào các tổ nghiên cứu Mác xit và tổ thanh niên dân chủ. Trong tổ có Đào Duy Kỳ, Vũ Đình Huỳnh, Phan Tử Nghĩa, Huỳnh Văn Phương... Khánh rất phục cách làm việc của những người hoạt động cộng sản, nhưng vẫn e ngại.


Sau khi đỗ luật sư, Khánh phải đi làm thư ký cho một luật sư người Pháp tại Hải Phòng (Laubies). Bốn năm sau mới được làm luật sư tập sự... Khánh cũng đã thấy được sự bất công, sự xấu xa của mật thám, quan toà đốc lý... thấy ghét Pháp vì chúng cai trị dân mình.


Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) Vũ Trọng Khánh cùng Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Tảo đòi Nhật giao cho quyền điều khiển toà thị chính. Nhưng chỉ được vài tháng, Nhật không cho làm nữa, Khánh mở phòng luật sư và tìm cách liên lạc với Việt Minh. Khánh liên lạc với Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh ở Hà Nội.


Tháng 7/1945, khi chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, Khánh làm thị trưởng Hải Phòng(làm thị trưởng được một tháng thì cách mạng tháng Tám nổ ra ở Hải Phòng) Khánh đã cùng tổ chức của ta cướp lấy nhà Ngân hàng Đông Dương ở Hải Phòng từ tay bọn Pháp, đưa người Việt Nam vào thay thế Pháp ở hãng vệ sinh thùng. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Khánh trưng dụng các nhà máy của Pháp ở Hải Phòng để làm vũ khí, cùng Nguyễn Văn Xuân, Vũ Văn Huyên tổ chức trong nhân dân tự vệ các khu phố động viên tập dượt chống Pháp có thể đổ bộ vào Hải Phòng (vì lúc này có hai tầu chiến Pháp tiến vào bến cảng Hải Phòng) Vũ Quốc Uy thông báo với Khánh việc cướp chính quyền ở Hải Phòng. Khánh được giao nhiệm vụ làm việc với quân Nhật để chúng đứng trung lập không can thiệp. Chiều ngày 22/8  đã có cuộc thương lượng giữa cán bộ của Uỷ ban khởi nghĩa với thị trưởng thành phố và đại diện quân đội Nhật. Việc chỉ huy quân đội Nhật cam kết sẽ không có hành động gì gây trở ngại trong ngày khởi nghĩa.


Ngày 23/8/1945, Tổng khởi nghĩa thành công ở Hải Phòng, Vũ Trọng Khánh có tên trong danh sách Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố với tư cách là uỷ viên hành chính (thị trưởng cũ).


Ít ngày sau, Khánh được cử làm Bộ trưởng Bộ tư pháp trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ tháng 8/1945 2/1946 Khánh cùng Bộ Tư pháp đấu tranh với Pháp Tầu Tưởng để giữ gìn các công sở Tư pháp. Bộ Tư pháp do Khánh làm Bộ trưởng đã trình và được chính phủ duyệt hai sắc lệnh:


Số 13 ngày 21/1/1946 về tổ chức các toà án thường


Số 21 ngày 14/2/1946 về tổ chức toà án quân sự


Từ tháng 3 đến tháng 6/1946 Khánh được cử làm trưởng lý Bắc Bộ, được cử đi phái đoàn Phông - ten - nơ - bơ - lô...


Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Khánh và gia đình đi theo kháng chiến. Suốt thời gian kháng chiến, Khánh đều làm công tác tư pháp, tổ chức toà án, phổ biến tư tưởng tư pháp mới, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu chính sách, đào tạo cán bộ.


Từ năm 1950 1952, Khánh dự lớp tư pháp mới, đọc các tài liệu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nhà nước và cách mạng, nguồn gốc gia đình và nhà nước, nguyên lý Lênin. Đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1953, Khánh được theo học lớp chính Đảng của Trung ương mở tại an toàn khu Việt Bắc. Khánh được học tập cùng các đảng viên. Đối với Khánh, dợt chỉnh huấn này có kết quả tốt. Vũ Trọng Khánh về sau viết: Qua lớp chỉnh huấn trung ương 3 (từ tháng 2 đến tháng 5/1953) đã cải tạo sâu sắc lập trường tư tưởng của Tôi. Tiếp các năm sau, củng cố lý luận, phương pháp lý luận Mác Lê cho tôiiii.


Các năm 1952 1955, Khánh được và tiếp quản Hải Phòng và giữ chức uỷ viên hành chính Hải Phòng. Trong các năm 1956 1957 là phó Chủ tịch uỷ ban hành chính thành phố, uỷ viên hội đồng nhân dân thành phố. Vũ Trọng Khánh về nghỉ hưu năm 1973, được tặng thưởng huân chương kháng chiến hang ba.


Là một trí thức yêu nước nhưng Khánh lại sợ đấu tranh. Lúc đầu Khánh phục các Đảng viên cộng sản nhưng không dám theo họ hoạt động, được đảng kiên trì giáo dục, Khánh đã nhận thức ra, giác ngộ cách mạng, đem khả năng của mình phục vụ nhân dân. Để được Đảng giáo dục trực tiếp và phục vụ nhân dân tốt hơn nữa, Vũ Trọng Khánh đã nhiều lần ngỏ ý, xin gia nhập Đảng vào giữa năm 1957, Khánh đã tự tay viết đơn xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đó là một quá trình rèn luyện thật vất vả khó khăn của một trí thức nhưng rất trung thực, dưới sự giáo dục kiên trì của Đảng.


 


Theo tài liệu của Hồ sơ lưu trữ. Ban tổ chức thành uỷ Hải Phòng (Tài liệu viết tay và đánh máy)

Facebook zalo

Các tin đã đưa