Phạm Ngọc (*)

Phạm Ngọc, không rõ quê quán, năm sinh năm mất. Sử cũ ghi lại ông vốn là nhà sư tu ở chùa Đồ Sơn, huyện An Lão (nay thuộc xã Đồ Sơn), ông là người  học rộng có uy tín lớn trong vùng. Căm thù giặc Minh đô hộ tàn ác, ông đứng lên đánh giặc, cứu nước. Phạm Ngọc phao tin được trời ban cho ấn kiems để đuổi giặc cứu dân, nên được hưởng ứng đông đảo. Một số hào kiệt các vùng lân cận nhưn Phạm Thiện, Đào Thừa, Ngô Trunggggđều đem quân về qui phục. Phạm Ngọc được suy tôn là La Bình Vương, đặt niên hiệu là Vĩnh Ninh. Chỉ một thời gian ngắn địa bàn Hải Phòng ngày nay và một số vùng lân cận đã nằm trong vùng kiểm soát của nghĩa quân.


Bọn đô hộ vô cùng lo sợ, tổng binh Lý Bân phải vội vàng từ Nghệ An đem đại binh về để chống trả phong trào Phạm Ngọc. Được tin quân Lý Bân kéo đến, nghĩa quân cả quân thủy, quân bộ nghênh chiến, nhưng do lực lượng quá chênh lệch nên không giữ được. Sau trận giao chiến vào mùa đông năm Kỷ Hợi (1419) quân ta thua to, các tướng Phạm Thiện, Ngô Trung bị bắt. Các tướng Đào Thừa, Lê Hành thu thập quân sĩ được gần một vạn người kéo về Đa Cẩm (Cẩm Giàng) chống giữ. Nhưng Lý Bân lại đem quân về cứu,s au hai trận giao tranh, quân ta thua, Đào Thừa, Lê Hành đều sa tay giặc, thủ lĩnh Phạm Ngọc rút về vùng núi Đông Triều hoạt động đến tháng 5-1420 phong trào mới chấm dứt.


Minh sử - Toàn thư Cương mục


(*) Vùng Đồ Sơn và các xã ven biển, nhiều cụ già gọi là nhà sư Phạm Ngọc Lam, chính sử ghi là Phạm Ngọc.

Facebook zalo

Các tin đã đưa