Tên chính là Nguyễn Văn Linh, bí danh là Mười Cúc hay Nguyễn Văn Cúc. Quê ở tỉnh Hưng Yên sinh ở Hà Nội, mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ, phải sống với người chú họ tên là Hùng. Bắt đầu đi học ở
Năm 1933, phong trào đấu tranh của anh em tù chính trị banh 2 Côn Đảo phát triển mạnh. Ông được tham gia biên dịch tài liệu sách báo tiếng Pháp ra tiếng Việt giúp cho các đồng chí học tập. Thông qua công việc đó, cùng tham gia nhiều công việc đấu tranh trong tù ngục Côn Đảo, giúp ông có điều kiện tìm hiểu chủ nghĩa Mác từ thực tiễn, nâng cao trình độ về mọi mặt của bản thân. Sau thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp (1936) bọn thực dân thuộc địa Đông Dương buộc phải thả phần lớn tù chính trị. Tháng 8/1936 ông và nhiều tù chính trị được trả lại tự do. Về Hà Nội liên hệ ở với Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện. Cuối năm 1936 ông được tổ chức điều về Hải Phòng với nhiệm vụ khôi phục phong trào cách mạng và tỉnh uỷ Hải Phòng. Lúc này, ông mới hơn 22 tuổi, trong vai trò hợp pháp là một ông giáo dạy tiểu học để dễ bề che mắt bọn mật thám Pháp. Thời gian đầu, ông tạm ở nhà anh Đường một bạn tù chính trị cũ ở khu vực An Dương. Hàng ngày, ông đi dạy học, công tháng được vài đồng bạc, đủ trang trải cho cuộc sống đạm bạc. Có chỗ đứng chân hợp pháp, ông bắt đầu móc nối gây dựng lại cơ sở mới ở khu Máy Tơ, cảng Hải Phòng nơi tập trung đông dân cư và thợ thuyền lao khổ... Cơ sở ông Linh ở lâu nhất, bảo đảm bí mật an toàn nhất là nhà bà Đặng Thị Sáu xóm Nam, xã Dư Hàng Kênh (nay thuộc huyện An Hải). Trước khi ông được điều về Hải Phòng, các chiến sĩ cộng sản ở nhà tù đế quốc ra hoạt động rất hăng hái, nhờ vậy phong trào chung ở Hải Phòng đang trên bước phục hồi, phát triển. Các ông Bùi Lâm, Nguyễn Văn Túc (Nguyễn Công Hoà), Vũ Quý... đã gây dựng được nhiều cơ sở vững chắc, chuẩn bị thành lập Thành uỷ Hải Phòng. Tháng 4/1937 Thành uỷ được lập lại do Nguyễn Văn Túc làm Bí thư - Nguyễn Văn Linh là uỷ viên thường trực. Trên cương vị đó ông đã trực tiếp chỉ đạo công việc thành lập các đoàn thể các hội ái hữu trong mọi thành phần xã hội. Trên cơ sở tập hợp lực lượng rộng rãi, nhằm mục tiêu đấu tranh do Đảng đề ra: Tự do, cơm áo, hoà bình, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do lập hội, ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng Nhật, truyền bá quốc ngữ.
Tháng 7/1938, ông Nguyễn Văn Túc Bí thư thành uỷ chuyển công tác, Nguyễn Văn Linh trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng.
Cuối năm 1938 đầu năm 1939, Trung ương Đảng điều động ông vào tham gia thành uỷ Sài Gòn, giữ cương vị phó bí thư. Đầu năm 1940 phong trào cách mạng ở Trung bộ gặp khó khăn Đảng lại điều ông ra hoạt động, góp phần khôi phục Xứ uỷ Trung Kỳ. Tháng 1/1941 ông bị địch bắt ở Thanh Hoá, đưa ông trở lại Sài Gòn, xử 5 năm tù, đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Cách mạng tháng Tám thành công ông cùng nhiều chiến sĩ cách mạng ra khỏi lao tù đế quốc. Từ đây, sự nghiệp cách mạng của ông gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của đồng bào đồng chí miền Nam ruột thịt, trên cương vị lãnh đạo Trung ương cục miền Nam. Mặc dù lần lượt trải qua nhiều chức vụ chủ chốt của Đảng và nhà nước như: Tổng bí thư Đảng khoá 6, cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 7. Cho đến trước khi qua đời Nguyễn Văn Linh vẫn giữ nguyên vẹn đạo đức trong sáng thuỷ chung của người cộng sản. Giành tình cảm lớn đối với Hải Phòng, nơi đã cưu mang đùm bọc, bảo vệ ông từ những ngày đầu ra đi và trở lại gây dựng phong trào cách mạng. Trong trái tim ông luôn coi Hải Phòng là quê hương thân thiết của cuộc đời ông.
1. Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng. Tập I
2. Báo Hải Phòng, ngày 13/5/1998, tết Mậu Dần 1998
3. 70 năm dưới mái trường này.- Hải Phòng: Nxb. Hải Phòng, 1999

