Lê Chương

Tên thực là Nguyễn Đức Lượng, Lê Chương là bí danh dùng trong kháng chiến chống Pháp, sau thành tên quen dùng. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làngKim Sơn phủ Kiến Thuỵ, tỉnh Kiến An. Làng này dân đông ruộng ít, người làng phải đi lĩnh canh ở nơi khác hoặc ra thành phố làm ăn. Làng lại là nơi có cơ sở cách mạng từ năm 1936 do chiến sĩ cộng sản Vũ Quý tuyên truyền gây dựng qua hoạt động Hướng đạo sinh, đến 1944 trở thành một căn cứ Việt Minh mạnh  nhất tỉnh. Vào cuối 1943 đầu 1944, Nguyễn Đức Lượng tham gia Việt Minh ở xã, được cử tham gia tự vệ cứu quốc cùng nhiều thanh niên tích cực hăng hái khác. Trong đội tự vệ cứu quốc Kim Sơn này sau nhiều người trở thành cán bộ chính trị quân sự như Vũ Thái, Lê Chương, Giang Sơn, Đặng Nam, Hoàng Thanh, Phi Phụng, Công Đông, Hồng Lĩnh... và nhiều người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương sau cách mạng thánh Tám năm 1945. Lê Chương là một trong số đảng viên đầu tiên của làng. Năm 1947 tham gia huyện uỷ Kiến Thuỵ, được cử làm Đặc phái viên của huyện phụ trách khu Hoàng Diệu gồm hai tổng Đại Lộc, Nãi Sơn. Khi cuộc kháng chiến mở rộng, Pháp chiếm hết các huyện An Dương, An Lão, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy của tỉnh Kiến An, ông được điều về Tiên Lãng, tham gia Ban thường vụ huyện uỷ. Khi Liên khu uỷ khu III chủ trương cho dân hồi cư về vùng địch tạm chiếm và điều cán bộ vào xây dựng cơ sở kháng chiến, đầu năm 1949, tỉnh uỷ cử ông làm phó Bí thư rồi làm Bí thư huyện uỷ An Dương - huyện ở sát tỉnh lỵ Kiến An và quốc lộ 5 - con đường huyết mạch mà Pháp cố bảo vệ bằng được. Hoàn cảnh những năm này vô cùng khó khăn phức tạp, ông đã cùng ban huyện uỷ tổ chức, củng cố cơ sở kháng chiến bí mật của huyện, trong đó có những khu căn cứ của thành uỷ Hải Phòng. Năm 1950 tham gia Ban chấp hành tỉnh uỷ tỉnh Kiến An. Năm 1953 được Đảng cho đi học ở trường Đảng Nguyễn ái Quốc. Từ 1954 đến 1955 làm Phó bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Kiến An. Năm 1956 làm Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh. Năm này, công việc nặng nề nhất của tỉnh là phải lo khắc phục hậu quả của trận bão lụt lịch sử tháng 9/ 1955 tàn phá hầu hết các huyện và sửa chữa sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất cùng chỉnh đốn tổ chức. Năm 1957- 1959 về Hà Nội học ở trường Nguyễn ái Quốc, sau khi mãn khoá lại trở về tỉnh giữ Chủ tịch Uỷ ban hành chính, Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Sau hợp nhất Hải Phòng - Kiến An, từ 1963 đến 1979 khi về hưu, ông liên tục tham gia Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng,phó Chủ tịch UBHC thành phố phụ trách khối nông nghiệp, từ tháng 7/1970 trực tiếp làm Chủ nhiệm Uỷ ban nông nghiệp thành phố, đến tháng 4 năm 1975 trực tiếp làm Bí thư huyện uỷ huyện An Thụy, huyện lớn nhất thành phố lúc ấy do chủ trương hợp nhất tỉnh, huyện thành những đơn vị kinh tế, quân sự. Năm 1977 do tình hình phát triển nông nghiệp Hải Phòng khó khăn, ông lại được điều trở lại kiêm nhiệm chức Chủ nhiệm Uỷ ban nông nghiệp đến khi về hưu, năm 1979.


 


Là một thanh niên nghèo nông thôn được Đảng giáo dục, bản thân ông luôn phấn đấu tu dưỡng phẩm chất cách mạng, học tập lý luận, học tập trong thực tế để gánh vác nhiều nhiệm vụ nặng nề. Địa bàn nông thôn, lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và người nông dân Kiến An - Hải Phòng là nơi ông gắn bó suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, nên ước nguyện sâu sắc của ông là góp phần phấn đấu cho người nông dân Hải Phòng thực hiện được ước mơ ngàn đời 'có bát cơm đầy, có khúc cá to'.


                                                    


                                                        N . Đ. L


                                                           


1. Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Tân Trào (1936).- Nxb.Hải Phòng, 1995.- Tr. 37, 56


2. Lịch sử Đảng bộ huyện An Hải (1927- 1955). Nxb. Hải Phòng, 1990.Tr.

Facebook zalo

Các tin đã đưa