Hoàng Mậu tên thật là Hoàng Diện Cửu sinh năm 1907 trong một gia đình công nhân ở Nam Định. Quê gốc là làng Tiêu Lãm, huyện Hương Sơn tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ông còn có bí danh nữa là Nguyễn Văn Khai. Do hoàn cảnh gia đình còn có nhiều khó khăn, 12 tuổi đã cùng mẹ và em gái vào làm việc ở nhà máy sợ
Từ năm 1924-1930 Mậu đi kiếm sống ở nhiều nơi, lúc ở mỏ than Uông Bí, lúc ở Máy Chai Cống Mỹ, nhà máy Xi măng Hải Phòng, rồi nhà máy kẽm Quảng Yên. Trong những năm 1927-1928 Mậu được đọc một số sách báo cách mạng như Chiêu Hồn Nước, Trung Hoa Quang phục, và Lê nin và giai cấp lao động... được sự giúp đỡ của một vài thợ bạn tốt bụng, Mậu hăng hái tham gia vào một số hoạt động với họ... Năm 1927, Mậu tham gia đình công ở mỏ than Uông Bí trong 3 ngày.
Cuối năm 1929, Mậu về làm công nhân ở nhà máy Xi măng Hải Phòng. Điều kiện làm việc rất khổ cực, Mậu phải đội than nặng đến hói cả đầu. ở đây, Mậu gặp Tăng vổ, được Tăng vổ tuyên truyền giới thiệu vào tổ chức của công nhân - Xích sắc đoàn - Năm 1930, anh được vào Công hội đỏ, tham gia đi rải truyền đơn ở nhà máy Xi măng.
Tháng 2/1930, Tăng vổ và Bích giới thiệu Hoàng Mậu với Lý Hồng Nhật. Lý Hồng Nhật giới thiệu vào Đông Dương cộng sản Đảng. Sau đó ít lâu, Mậu được cử về Hà Nội làm ở ga-ra phố Lò Đúc, rồi lại ra mỏ than Uông Bí. Tháng 4/1930, sau cuộc đấu tranh bị lộ, Mậu rời Uông Bí về nhà máy kẽm Quảng Yên. Cuối cùng anh bị sa vào tay địch. Chúng đưa anh về nhà lao Hải Phòng. Mặc dù bị địch tra tấn dã man, anh vẫn không hề cung khai. Trái lại anh đã cùng với anh em tù tích cực tham gia như treo cờ đỏ ở nóc đề lao Hải Phòng để kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga (9/11/1930)...
Đầu năm 1931 Toà án Đế Quốc Pháp đã xử Hoàng Mậu cùng nhiều chiến sĩ cộng sản khác phát lưu tù chung thân đày đi Côn Đảo. Thời gian ở Côn Đảo Mậu được phân công làm công việc giao thông cho nhà tù.
Từ tháng 7/1936 trở đi theo chủ trương của mặt trận bình dân Pháp và cũng do sức ép của phong trào đấu tranh của quần chúng, ở Đông Dương thực dân Pháp buộc phải thả nhiều tù chính trị. Tháng 9/1936, Hoàng Mậu được trả lại tự do. Anh về Hải Phòng bán sách báo tiến bộ, tham gia hoạt động - Nhưng rồi từ năm 1940, anh không bắt được liên lạc với tổ chức nữa.
Mãi đến tháng 3/1945, Mậu mới liên lạc được với Khải, Khải giới thiệu Mậu với Nguyễn Lương Bằng. Mậu được Liên khu giải phóng và được Lê Thanh Nghị cử phụ trách 4 tổng của huyện Phổ Yên - Mậu được tham gia vào ban cán sự huyện và tham gia giành chính quyền ở Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 6/1945, Mậu được điều về Hải Phòng làm thư ký công nhân cứu quốc, được tham gia BanThành uỷ phụ trách công vận.
Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu quyết liệt suốt 7 ngày đêm để bảo vệ thành phố. Và trên thực tế, Hải Phòng và Kiến An đã trở thành một chiến trường. Hải Phòng là tiền tuyến còn Kiến An là hậu phương trực tiếp của Hải Phòng. Thực hiện chủ trương của Trung ương đảng và Chính phủ hợp nhất Hải Phòng và Kiến An lấy tên là Liên tỉnh Hải Kiến, Ngày 26/11/1940 tại làng Đồng Tải (thị xã Kiến An), Thành uỷ hải Phòng và tỉnh uỷ Kiến An họp bàn thực hiện chủ trương hợp nhất. Nguyễn Văn Kha được cử làm Bí thư, Lê Quốc Thân làm Phó Bí thư. Hoàng Mậu đựoc cử làm tỉnh uỷ viên Liên tỉnh Hải Kiến và trực tiếp tiếp làm Bí thư huyện uỷ An Dương kiêm chủ tịch huyện An Dương.
Năm 1947, Mậu lại được cử vào Ban Chấp hành Liên hiệp công đoàn Liên khu III, đươc bầu vào làm Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Sang năm 1948, do cơ sở nội thành Hải Phòng đã được phục hồi và phong trào kháng chiến phát triển đồng thời để lãnh đạo sát với hoàn cảnh mỗi khu vực, cuối năm 1948-đầu năm 1949, Liên khu Uỷ III quyết định tách Liên tỉnh Hải Kiến thành hai địa phương: Tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Lê Quang Tuấn được chỉ định làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Đặng Văn Minh (Trần Kiên) làm Bí thư tỉnh Uỷ Kiến An. Hoàng Mậu tham gia vào làm Thành uỷ, phụ trách công vận. Đến tháng 10/1949, Mậu được vào Thường vụ Thành uỷ (trong ban cán sự vùng địch).
Năm 1950, Mậu được cử trực tiếp làm Bí thư quận uỷ Bạch Đằng.
Năm 1952, Mậu được bầu làm Phó bí thư rồi Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (cho đến hết tháng 3/1955). Tháng 9/1952, Mậu còn được cử làm khu uỷ viên Khu Tả Ngạn.
Sau ngày Hải Phòng hoàn toàn giải phóng, Hoàng Mậu được phân công giữ nhiều trách nhiệm quan trọng: Phó bí thư Thành uỷ Hải Phòng, (thường trực Thành uỷ, phụ trách dân vận), Thư ký Liên hiệp công đoàn Hải Phòng, Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Hải Phòng, uỷ viên chủ tịch Đoàn, Tỏng công đoàn. Tháng 10/1977 Hoàng Mậu được nghỉ hưu.
Là một người xuất thân từ một gia đình công nhân, lại gắn bó với quần chúng lao động nên trong quá trình hoạt động cách mạng, Hoàng Mậu được mọi người yêu mến, giúp đỡ. Cuộc đời Hoàng Mậu còn là một tám gương sáng cho các thế hệ trẻ học tập về những đưc tính chịu khó, kiên trì, khiêm tốn, luôn chấp hành nghiêm túc những chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật Nhà nước.
- Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng
- Lưu trữ hồ sơ của Ban tổ chức Thành uỷ Hải Phòng (Tài liệu viết tay và đánh máy)