PHAN HIỀN (1922 - 2004)

Phan Hiền tên khai sinh là Nguyễn Văn Hán, sinh năm 1922 tại làng Câu Trung, tỉnh Kiến An, nay thuộc xã Quang Hưng, huyện An Lão thành phố Hải Phòng. Là một thanh niên yêu nước, những năm đầu thập niên 40, Phan Hiền đã được đọc báo chí cách mạng của Đảng cộng sản Pháp, của Nguyễn Ái Quốc từ Pari giấu giếm qua các thủy thủ đưa về do cơ sở cách mạng ở Sài Gòn cung cấp.


Trong cao trào kháng Nhật cứu nước cuối năm 1944, Phan Hiền cùng Nguyễn Văn Quynh, Nguyễn Phu (Trần Quốc Hiệu) được Ngô Xuân Lựu (Lê Tâm) cán bộ Việt Minh được giác ngộ cách mạng. Tổ thanh niên cứu quốc ở Câu Trung của họ được thành lập rồi phát triển sang các thôn, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra toàn huyện. Tại Câu Trung, tháng 7 năm 1945, một lớp huấn luyện quân sự cấp tốc gồm 40 người chuẩn bị cho khởi nghĩa do Dương Lâm phụ trách chung, Phan Hiền làm chính trị viên, Quách Duy Yên, cán bộ quân sự của Xứ ủy Bắc kỳ làm huấn luyện viên.


Đêm 17/8/1945, tự vệ Câu Trung tước khí giới lính bảo an làm chủ huyện An Lão. Hôm sau lại sang tước khí giới của lính lệ huyện An Dương. Sáng 21/8/1945, Việt Minh huyện An Lão chiếm bưu điện tỉnh, chiếm Trại bảo an binh tỉnh, đột nhập dinh tỉnh trưởng Kiến An, rồi rút về căn cứ Câu Trung.


Ngày 21/8/1945, Phan Hiền cùng đồng đội lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện An Lão thành công. Ngày 25/8/1945, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện An Lão thành lập do ông Nguyễn Văn Quynh làm chủ tịch. Một tháng sau, ông Trần Quốc hiệu thay và tháng 12/1945 Phan Hiền làm chủ tịch.


Năm 1947, quân Pháp đã tái chiếm Hải Phòng và mở rộng chiến tranh ra ngoại thành, đảng bộ An Lão ra báo Giết giặcccc phản ánh kịp thời tinh thần chiến đấu, sản xuất của quân và dân An Lão, tố cáo tội ác dã man của thực dân. Nhân dân An Lão rất yêu thích tờ báo của mình. Báo Giết giặcccc được Bác Hồ đọc và Bác gửi thư khen ngợi viết khá, vẽ khá, sạch, đẹp mắtttt.


Đến năm 1950, Phan hiền được điều lên chiến khu Việt Bắc làm báo Sự thậtttt, được ông Trường Chinh giao nhiệm vụ Trưởng ban thời sự chính sách của báo.


Những năm 1951 1955, là thời kỳ cực kỳ khó khăn của phong trào Hải Phòng, Phan Hiền được điều về tham gia Thành ủy, giữ chức Trưởng ty thông tin, rồi làm Phó ban Tuyên huấn Thành ủy Hải Phòng.


Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Hải Phòng nằm trong khu vực 300 ngày quân địch tập kết trước khi rút khỏi miền Bắc. Lúc này nhiệm vụ của đảng bộ và nhân dân thành phố là đẩy mạnh cuộc vận động làm tan rã tinh thần binh sĩ  địch, đấu tranh giữ người, giữ của, không cho địch bắt lính, lấy tài liệu thiết bị, máy móc.


Ông còn tham gia tổ chức thành công việc bảo vệ Đoàn chiến sĩ hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn gồm 26 người do luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu và đưa được giáo sư Phạm Huy Thông và người vợ Pháp ra vùng tự do an toàn.


Sau giải phóng thủ đô (tháng 10 năm 1955), Phan Hiền được điều về ban Tuyên huấn Trung ương và phụ trách báo Thời mớiiii. Sau là vụ phó rồi vụ trưởng Vụ báo chí xuất bản thuộc ban Tuyên huấn Trung ương, trợ lý trưởng ban và trưởng đoàn chuyên gia Tuyên huấn Việt Nam ở Lào. Về nước là Thứ trưởng Bộ thông tin kiêm Bí thư đảng đoàn bộ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đến đầu năm 1994 thì nghỉ hưu.


Phan Hiền là cây bút sắc sảo đã in nhiều tác phẩm có giá trị như: 'Một chuyến về Tề', 'Du kích núi Voi', 'Ba trăm ngày đấu tranh quyết liệt, thắng lợi vẻ vang', 'Ông Lục Vạn đi lao động', 'Sống với đồng bào đồng chí', 'Chuyện đời xuôi ngược', 'Thư giãn người đầy tớ'(4 tập), 'Hành trang vào đời' và tập sách 'Bác Hồ và sự nghiệp trồng người'. Các tập sách này đều phản ánh người thật việc thật, viết theo kiểu tác phẩm báo chí, lối hành văn ngắn gọn, dí dỏm, trong sáng. Tập 'Trò chuyện với người đầy tớ' cho thấy tấm lòng của nhà báo Phan Hiền với cách mạng. Ông là cán bộ cao cấp nhưng không nhìn từ trên xuống mà chan hòa vào quần chúng nhân dân. Phan Hiền ca ngợi 'những người đầy tớ' vì dân, vì nước và phê phán những cán bộ thoái hóa, biến chất. Ông mong sao các đầy tớớớớ ấy khắc phục được nhược điểm, sai lầm để phục vụ nhân dân.


Bác Hồ đã giao cho ông tổ chức xuất bản bộ sách 'Người tốt việc tốt' nhằm cổ động, xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa.


Năm 1990, lĩnh hội ý kiến của Tổng bí thư nguyên Văn Linh về việc in lại những bài báo hay ở các báo nhằm chọn lọc giùm bạn đọc, Phan Hiền vừa chỉ đạo, quy hoạch bộ máy, vừa đề xuất ý kiến và viết bài tham gia suốt mấy năm trời đến khi tờ tạp chí được ra đều kỳ hàng tháng. Sau khi nghỉ hưu, Phan Hiền còn đóng góp cho việc ra đời và hoạt động của tờ tạp chí Toàn cảnh - Sự kiện-Dư luận của Bộ Văn hóa Thông tin.


Cho đến chiều ngày 29-6-2004, trước khi mất có 10 tiếng đồng hồ, Phan Hiền còn viết một bài báo góp ý cho Đại hội Mặt trận Tổ quốc. Nhà báo, người chiến sĩ cách mạng Phan Hiền đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Do công lao ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu 50 tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương khác.


Phạm Văn Thi


Tài liệu tham khảo:


- Thành ủy Hải Phòng. Ban nghiên cứu lịch sử đảng Hải Phòng


- Tìm hiểu cách mạng tháng tám ở Hải Phòng-Kiến An.- Nxb: Hải Phòng, 1986


- Lịch sử đảng bộ huyện An Lão (1930 -2000).- Nxb. Hải Phòng, 2000


- Phan Hiền. Sống với quê hương (Hồi ký) Nxb. Hải Phòng 1987


- Vĩnh biệt nhà cách mạng, nhà báo Phan Hiền/ Đoàn Minh Tuấn// Tạp chí Toàn cảnh-sự kiện-dư luậnnnn 2004, số 169 (8-2004)


- Phan Hiền. Sống vớ quê hương: Ký.- Nxb. Hải Phòng, 1987


 


 


 

Facebook zalo

Các tin đã đưa