Nguyễn Văn Ngọ

Không rõ năm sinh, chết ở trong nhà lao Hoả Lò Hà Nội. Thời kỳ mặt trận dân chủ (1936-1939), quê ở Bắc Ninh vốn làm nghề dậy học nên gọi là giáo Ngọ, hay giáo Quảng, khi hoạt động cách mạng có bí danh là Cao Ngọc Quản và Quảng; do đó trước đây thường lầm với một cán bộ cách mạng khác cũng hoạt động ở Hải Phòng là Thành Ngọc Quản hiện nghỉ hưu ở Hà Nội.


 


Ngay từ đầu năm 1926, Nguyễn Văn Ngọ (giáo Quảng) đã cùng Nguyễn Ngọc Du (Phiếm Chu) về thành phố Hải Phòng tuyên truyền cách mạng. Hai người đã tuyên truyền vận động được một số thanh niên yêu nước và đã thành lập được một thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Có thể coi nhóm này là cơ sở đầu tiên của Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hải Phòng - Kiến An, mặc dù số lượng không nhiều, phạm vi hoạt động còn hẹp. Cuối năm 1926 Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Văn Ngọ được sang Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp huấn luyện. Theo Nguyễn Lương Bằng, khi sang Quảng Châu, Nguyễn Văn Ngọ còn được mang theo một người cháu gọi là chú ruột do Nguyễn Văn Khánh, sinh hoạt cùng chi bộ với Nguyễn Lương Bằng, dẫn đường. Khoảng cuối năm 1927, Nguyễn Văn Ngọ về Hải Phòng công tác. Lúc này, cơ sở  của Thanh  niên cách mạng đồng chí Hội ở Hải Phòng đã được mở rộng hơn, có ảnh hưởng nhất định các nhà máy Xi măng, máy Tơ, Điện Cửa Cấm, Quảng Sinh Long, Carông, Máy Chai, một số hãng buôn lớn, các trường học ở Bonnan, Kỹ nghệ thực hành... Nhiều công chức, tư chức, học sinh, thuỷ thủ, bồi bếp, công nhân, nông dân được tuyên truyền giác ngộ cương lĩnh, điều lệ của Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tự nguyện xin tham gia. Do đó đã thành lập được Tỉnh bộ thanh niên cách mạng đồng chí Hội Hải Phòng do Nguyễn Tường Loan (Hưng Nam) làm bí thư, hai chú cháu Lê Ngọc Dư (Rư), Lê Mạnh Hiến là uỷ viên. Trụ sở Tỉnh bộ đặt ở nhà số 7 ngõ Quảng Lạc phố Cầu Đất. Nguyễn Văn Ngọ vẫn công tác ở Hải Phòng nhung quãng cuối năm 1928, lấy vợ là con một nhà tư sản ở phố Hàng Mã, Hà Nội. Do thúc ép của gia đình nhà vợ, Nguyễn Văn Ngọ thi đỗ trưởng ga rồi thôi không tham gia hoạt động nữa. Năm 1930-1931, bị  một người bị bắt ở Hải Phòng khai nên Pháp bắt bỏ tù ở nhà lao Hoả Lò, Hà Nội với án 5 năm tù. Khi bị bắt, bị tra khảo không khai báo. Sau bị chết trong nhà lao do hậu quả tra tấn và chế độ hà khắc nhà tù thực dân.


                                                                                N. Đ. L


-  Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập I (Tr. 70- 71)


- Hồ sơ về các tổ chức cách mạng trước khi  có Đảng bộ  Cộng sản Hải Phòng


 

Facebook zalo

Các tin đã đưa