Nguyễn Thế Nhang

Sinh ra  và lớn lên ở một vạn chài Đồ Sơn, Nguyễn Quang Mão (còn có tên là Nguyễn Thế Nhang), không đi biển muốn bay nhảy, muốn đi xa lập nghiệp. Sau khi mãn khoá một lớp kỹ nghệ anh vào làm thợ nguội ở nhà máy điện Cửa Cấm, Hải Phòng. Là một thanh niên miền biển và bản chất người thợ, tính tình thẳng ngay, cương trực không chịu luồn cúi, cam chịu cảnh áp bức, bóc lột, anh nhanh chóng hoà mình vào những cuộc đấu tranh của thợ thuyền để đòi quyền sống.


 


Ven sông Cấm, trong các nhà máy liền kề nhau như Máy Tơ, Máy Chai, Điện Cửa Cấm, Máy Bát... phong trào đấu tranh của công nhân chống tư sản Pháp áp bức bọc lột diễn ra sôi nổi. Tinh thần đó đã tác động mạnh và như một cơn lốc cuốn hút Nguyễn Quang Bảo. Anh hăng hái lắm, hễ ai bị bọn cai tù, đốc công đánh đập cúp phạt là anh sẵn sàng bảo vệ. Đồng chí Hoàng Văn Đoài phụ trách Tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội của nhà máy đã gặp gỡ, tuyên truyền giác ngộ lí tưởng cách mạng cho anh. Anh hiểu rõ được sự bần cùng, nỗi nhục của người dân mất nước, muốn giải quyết được vấn đề đó thì giai cấp thợ thuyền phải làm gì? Đầu năm 1929 anh đưộc kết nạp vào tổ chức Thanh niênnnn Anh được giao nhiệm vụ tiếp tục tuyên truyền, giác ngộ thêm những công nhân mới, tập hợp họ lại, vận động họ đoàn kết đấu tranh với giới chủ đòi cải thiện đời sống, điều kiện làm việc...Tháng 8/1929, tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ở Hải phòng được thành lập. Nguyễn Quang Mão được kết nạp vào Đảng, sinh hoạt trong chi bộ ghép Máy Tơ - Chai Bát - Điện Cửa Cấm.


 


Với nhiệt tình cách mạng, Nguyễn Quang Mão thường giành thời gian về quê hương Đồ Sơn tuyên truyền cách mạng trong những thanh niên yêu nước trong các vạn chài, công việc chưa đạt được kết quả bao nhiêu thì tháng 4/1931, phong trào cách mạng ở Hải Phòng bị địch khủng bố, nhiều Đảng viên và thanh niên trung niên bị địch bắt, Nguyễn Quang Mão đành phải tạm lánh lên Thái Nguyên làm thợ để tiếp tục hoạt động.


 


Những năm phong trào Dân chủ phát triển mạnh (1936 1939) anh thường xuyên từ Thái Nguyên về Đồ Sơn, tìm cách tuyên truyền cách mạng. Anh cùng một số thanh niên thành lập Hội đọc sách báo, mở lớp dạy chữ, tập hợp thanh niên để nói chuyện truyền thống chống ngoại xâm của ông cha...Một số thanh niên có lực đã làm thơ, viết báo phản ánh tình hình lạc hậu của làng quê, ủng hộ chủ trương và hô hào việc cải cách hương thôn... khi phát xít Nhật đổ bộ vào Hải Phòng. Nhật Pháp cùng nhau thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, lần nữa hàng loạt cán bộ Đảng viên sa vào tay giặc. Khi đọc sách báo của thanh niên Đồ Sơn cũng giải tán và mỗi người tạm lánh một nơi.


 


Năm 1943 Nhật Pháp tìm mọi cách xoa dịu tinh thần phản kháng của nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn lừa bịp, xảo trá. Tranh thủ thời cơ đó, Nguyễn Quang Mão cùng một số thanh niên ở Đồ Sơn xin được phép thành lập Hội Hải Thiện. đay là một hội tự nguyện của quần chúng, lấy việc thiện làm mục đích nên ngày càng thu hút đông đảo tầng lớp tham gia. Hội thường mở các cuộc họp quyên lấy tiền chôn cất những người vô thừa nhận trôi dạt vào bờ biển, lo việc hiếu cho gia đình hội viên, cứu tế người nghèo. Tiếng tăm của Hội Hải Thiện vang khắp nơi.


 


Đầu năm 1945 khi phong trào cách mạng ở Đồ Sơn phát triển thì nhiều hội viên tích cực tham gia vào mặt trận Việt Minh. Nguyễn Quang Mão đã tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Quang Mão vẫn luôn giữ trọn được nhiệt tình và tinh thần cách mạng, trọn đời cống hiến sức lực cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân.

Facebook zalo

Các tin đã đưa