Người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh là Hồ Bá Cự, khi xuất dương sang Thái Lan hoạt động mới mang tên Hồ Tùng Mậu và trở thành tên gọi chính thức đến khi qua đời. Ông còn mang nhiều bí danh như: ích, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ Mộng Tống, Hồ Quốc Đống. Khi hoạt động ở Hải Phòng thường mang bí danh ích. Năm 1929 toà án thực dân Pháp tuyên án tử hình 7 người trong đó có Nguyễn ái Quốc, Lê Duy Điếm, Phan Tái... Phan Tái chính là Hồ Tùng Mậu. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa cử, truyền thống yêu nước.Ông nội là Hồ Bá Ôn, đỗ phó bảng làm quan đến chức án sát tỉnh Nam Định, anh dũng hi sinh khi quân Pháp tấn công tỉnh thành này năm 1883. Cha là Hồ Bá Kiện, nhà nho yêu nước, tham gia Hội Duy Tân, bị bắt giam ở Lao Bảo, cùng một số đồng chí định khởi nghĩa phá nhà lao, địch bao vây bắn chết. Mẹ là Phan Thị Liễu cũng dòng dõi nho gia, đã đem con côi theo trường Đông Kinh nghĩa thục ở Quỳnh Đôi của các thầy Hồ Phi Thống, Hồ Phi Khoan, những nho sĩ tiến bộ của làng học Quỳnh Đôi. Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội đã sớm hun đúc tinh thần yêu nước cách mạng, căm thù đế quốc. Được sự giúp đỡ của mấy gia đình yêu nước ở quê cuối tháng 4/1920, Hồ Bá Cự từ giã vợ, con nhỏ cùng Lê Văn Phơn (Hồng Sơn) Ngô Quốc Chính sang Thái Lan, rồi 3 tháng sau được sang Trung Quốc tìm gặp các nhà cách mạng tìm gặp các nhà cáh mạng Xứ Nghệ đang hoạt động ở đây là Phan Bội Châu, Hồ Ngọc Lãm v.v... Nhưng chỉ gặp được Hồ Ngọc Lãm, nhờ tìm nơi học, nơi kiếm sống. ở Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu xin được vào học trường điện tín. Lúc ấy, các cuộc vận động cách mạng của người Việt ở Quảng Châu khá phân tán, tư tưởng của hai phái già, trẻ lại càng phân tán hơn. Trước tình hình không lợi ấy, Hồ Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn lập ra Tâm Tâm xãããã, tập hợp số thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí hướng, hy sinh quyền lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân tộc. Tâm Tâm xã chủ trương đẩy mạnh ám sát các tên thực dân đầu sỏ, bọn Việt gian nguy hiểm nhất và tiếp tục vận động thanh niên xuất dương nhằm đào tạo cán bộ cho phong trào. Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, trở lại Quỳnh Lưu, Yên Thành hoạt động với tên Phan Tái. Khi được tin Phạm Hồng Thái mưu sát tên toàn quyền Méclanh (Merlin) ở Sa Diện, Hồ Tùng Mậu trở lại Quảng Châu vào tháng 7/1924 theo lộ trình Vinh - Hà Nội - Hải Phòng, Móng Cái - Đông Hưng... chuyến đi trót lọt theo đường Hải Phòng, Móng Cái sang Trung Quốc này đã giúp Hồ Tùng Mậu có quan hệ với cơ sở cách mạng ở Hải Phòng để sau này ông xây dựng được đường dây liên lạc ngoài nước với trong nước tương đối an toàn có hiệu quả. Tháng 11/1924, nhóm Tâm Tâm xã được Nguyễn ái Quốc giúp đỡ chuyển hướng hoạt động, xây dựng tổ chức cách mạng theo đường lối đúng đắn. Tháng 6/1925, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giúp Nguyễn ái Quốc xây dựng Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội trong đó có cộng sản đoàn gồm 5 người Hồ Tùng Mậu cùng tham gia. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, tổ chức Việt Nam Thanh niên đồng chí Hội phát triển khá nhanh trong số thanh niên đã xuất dương, đồng thời tuyển chọn thanh niên yêu nước tiếp tục ra Quảng Châu để đào tạo rồi đưa về nước vận động quần chúng. Hồ Tùng Mậu vốn đã có quan hệ với Hải Phòng nên khi được cử về nước truyền đạt chủ trương, ông đến Hải Phòng mở một hiệu sách mang tên Huệ Quần Thư Điếm (1) làm nơi liên lạc giữa trong và ngoài nước. Chính do đường dây này, nhiều chiến sĩ cách mạng như Bùi Lâm, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tường Loan, Lê Duy Điếm, Trần Phú, Phan Trọng Bình, Tôn Quang Phiệt, Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Khang, Phan Trọng Quảng, Nguyễn Quang Thu, Nguyễn Danh Đới... đã ra được Quảng Châu theo học. Đến năm 1927, lớp huấn luyện của Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu mởđược 3 khóa , gồm học viên từ Thái Lan tới và ở trong nước ra. Thanh niên ở trong nước ra đều qua đường dây do Huệ Quần Thư Điếm đưa đón. Theo Phan Trọng Quảng người Thanh Hóa dự huấn luyện khóa 2 thì đoàn ông đến Hải Phòng được Lê Hữu Lập đón, ngày 14-7-1926 chia làm 2 nhóm xuống tàu thủy Hải Phòng Móng Cái, đến mũi Ngọc, đoàn lần lượt rời tàu đi ô tô đến Dương Guốc, cách Móng Cái mấy cây số thì xuống xe theo đường tắt đến bến đò Nà Sáo Tù, qua đò đến nhà bố con ông Cộc là cơ sở của ta. Như vậy, cả 3 khóa huấn luyện ở Quảng Châu, số thanh niên ở nước ta ra đều qua trạm đưa đón của Huệ Quần Thư Điếm ở Hải Phòng. Họ là những hạt nhân đầu tiên truyền bá tư tưởng cách mạng và xây dựng tổ chức quần chúng ở Bắc,
Tháng 4-1927, Tưởng Giới Thạch trở mặt, phản bội chính sách 'Liên Nga, Liên Cộng, ủng hộ công nông', bãi bỏ trường quân sự Hoàng Phố, tàn sát bắt bớ cán bộ, học viên là đảng viên Cộng sản của nhà trường. Nhiều cán bộ, học viên của Thanh niên Cách mạng đồng chí hôi cũng bị bắt giam, trong đó có Hồ Tùng Mậu. Nhờ áp lực đấu tranh của quần chúng lao động, Tưởng phải thả những người Việt
N. Đ. L.
- Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập I.- Hải Phòng, 1991.- Tr. 67-69
- Nguyễn Ái Quốc. Trên đường về nước/Thanh Đạm chủ biên.- H.: Nxb. Chính trị quốc gia, 1995.- Tr. 54, 59, 61, 73, 81, 84, 91, 107, 120...
- Đời nối đời vì nước/Hoàng Thanh Đạm.- Nxb. Nghệ An, 1996.- Tr. 109-143
- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng... PGS Nguyễn Bá Linh.- H.: Nxb. Chính trị Quốc gia, 1997.- Tr. 46-49

