Đoàn Thượng

Đoàn Thượng người làng Xuân Độ huyện Gia Phúc nay là huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Ông là con bà vú sữa của Thái tử Sảm nhà Hậu Lý. Thái tử sau khi lên làm vua (tức Lý Huệ Tông) cho Đoàn Thượng làm quan, có lúc trấn thủ miền ven biển xứ Đông. Thấy cửa sông vùng này gần hơn và thuận đường thủy vào đất liền, ông cho lập đồn phòng thủ và cấm không cho thuyền ngoại quốc qua lại lối sông Cấm, sông Bạch Đằng. Có thuyết nói tên sông cửa Cấm bắt nguồn từ đó. Khi làm quan trấn thủ vùng này, ông giúp dân khai khẩn ruộng hoang, đắp đê ngăn mặn nên diện tích được  mở rộng. Thần tích một số xã như Đoàn Xá Kiến Thụy, Đoạn Xá An Hải, đều ghi công ơn khai khẩn đất đai của ông. Khi Trần Thủ Độ lập mưu ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh và ám hại Lý Huệ Tông, Đoàn Thượng đem quân chiếm xứ Đông, đắp đồn lớn ở Bần Yên Nhân để chống lại Trần Thủ Độ. Lúc ấy ở làng Phù Đổng cũng có Nguyễn Nộn nổi lên chống lại nhà Trần, thế lực khá mạnh. Biết chưa thể tiêu diệt được Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn nên nhà Trần đã phong vương cho cả hai, mời về Thăng Long hội thề. Nhưng Đoàn Thượng không đến, chỉ có Nguyễn Nộn đến, được vua Trần phong tước Hoài Đạo vương lại đem công chúa Ngoạn Thiền gả cho, sai trấn thủ miền Từ Sơn, Tiên DuuuuBắc Ninh ngày nay. Theo kế của Trần Thủ Độ, Nguyễn Nộn lập mưu mời Đoàn Thượng đến ăn thề kết nghĩa anh em. Nhưng Đoàn  Thượng đến thì Nguyễn Nộn chỉ huy quân mai phục vây đánh bất ngờ nên Đoàn Thượng bị tử thương, chạy về xứ Đồng Dao thì mất. Tướng sĩ và nhân dân đã an táng ông ở nơi đây.


Nhớ ơn ông, ở quê hương, ở quân doanh Bần Yên Nhân và  nhiều nơi khác đều lập đền thờ. Các triều đại phong là Đông Hải đại vương thượng đẳng thần. Ở Hải Phòng, ngoài làng Cấm quê vợ ông và cũng là nơi ông đặt đồn canh biên phòng thì ở tất cả các huyện đều có nhiều nơi thờ.


Hải Dương toàn hạt địa dư chí; Toàn thư Kiến văn tiểu lục; Thần tích các huyện ngoại thành

Facebook zalo

Các tin đã đưa