Nguyễn Văn Sơ sinh năm 1896 tại xã Ninh Duy, thôn Ninh Duy, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An nay là làng Ninh Duy, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Sơ theo học chữ Hán ở trường làng. Anh siêng năng học tập, thích nghe và tìm đọc những chuyện về các anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lớn lên anh được các phe giáp trong xã Ninh Duy bầu làm lý trưởng. Làm lý trưởng nhưng với tính khảng khái, cương trực, Nguyễn Văn Sơ rất căm ghét bọn xích bọn cường hào địa phương, thối nát đục khoét bóc lột dân lành. Vụ mùa năm 1927, thuế ruộng nông dân phải nộp cho nhà nước thực dân 2,3 đồng một mẫu, bọn hào lý lạm thu, bắt nông dân phải đóng 3 đồng một mẫu, số tiền lạm thu đó, chúng chia nhau bỏ túi. Nguyễn Văn Sơ đã vận động nông dân chống nộp thuế, đấu tranh đòi lại số tiền bọn hào lý đã lạm thu.
Thấy Nguyễn Văn Sơ có lòng yêu nước, bênh vực nông dân, chống lại chính quyền phong kiến tay sai ở tổng xã. Đầu năm 1928, Hồ Ngọc Lân, Hoàng Ngọc Trung, Trần Khắc Quảng, cán bộ của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Anh hăng hái tổ chức các hoạt động cách mạng tại địa phương, tổ chức tổ thanh niên cách mạng tại xã Ninh Duy, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn kỷ niệm tháng 10 Nga (7/11/1929) kêu gọi nông dân chống sưu cao thuế nặng trên địa bàn Tiên Lãng.
Cuối năm 1929, Hồ ngọc Lân, Hoàng Khắc Trung bị địch bắt khi trong túi mạng thẻ do lý trưởng xã Ninh Duy Nguyễn Văn Sơ cung cấp. Được cơ sở báo tin kịp thời, Nguyễn Văm Sơ thoát khỏi vây bắt của địch khi chúng về xã vây bắt anh, không bắt được Nguyễn Văn Sơ, địch tức tối chém trụi cây cối trong xóm, dỡ nhà, cướp của của gia đình anh.
Thoát ly hoạt động bí mật, Nguyễn Văn Sơ lần lượt ở Hải Phòng, Thanh Hà (Hải Dương), Nam Định. Đầu năm 1930 anh được điều về hoạt động bí mật trong liên đoàn kéo xe tăng tại Hà Nội. Tháng 5/1930 Nguyễn Văn Sơ được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt
Sáng ngày 24/5/1931, Nguyễn Văn Sơ lại bị địch bắt khi đang kéo xe tay ngay cổng nhà máy Tơ. Địch giở mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, tra tấn dã man nhưng không khuất phục được anh. Sau đó hội đồng đề hình của Thực dân Pháp tại Hà Nội tuyên phạt anh 15 năm tù giam và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải thả một số tù chính trị trong đó có Nguyễn Văn Sơ. Tháng 8/1936, từ Côn Đảo về Ninh Duy, được sự hướng dẫn của Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Văn Sơ tích cực tuyên truyền tổ chức phong trào cách mạng địa phương, cuối năm 1936 anh đã lãnh đạo nông dân Kinh Khê đấu tranh đòi thực dân Pháp bồi thường thiệt hại hoa màu, nhà cửa, diện tích đất đai do đào sông Mới đi qua thắng lợi. Đầu năm 1937, nhân dịp phái viên chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp Guýt xtanh Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương, chấp hành chủ trương của Đảng, Nguyễn Văn Sơ đã tổ chức nông dân viết đơn lấy chữ ký tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và bọn hào lý địa phương. Anh đã thu thập được hàng nghìn chữ ký và 6 đai diện nông dân đi Hải Phòng trực tiếp đưa đơn cho Gôđa. Tháng 9/1937, Nguyễn Văn Sơ lại lãnh đạo cuộc đấu tranh của nông dân Ninh Duy tố cáo bọn hào lý địa phương lạm tu 236 đồng tiến xây nhà thương. Tuần phủ Kiến phải cho điều tra và bắt chánh tổng lý trưởng Ninh Duy. Ngoài ra anh còn tổ chức phát triển các hình thức tổ chức thống nhất để tập hợp quần chúng như: Hội thợ cày, thợ cấy, thơ gặt, hội hiếu, hội hỷ, hội tương tế,,,, ở Tiên Lãng. Cuối năm 1937, thực dân Pháp kết tội
Năm 1939, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đổ. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đã tăng cườngkhủng bố phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Cuối năm 1939,
Tháng 11 1943,
Những năm 1946 1954 Nguyễn Văn Sơ tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo sự phân công của Đảng. Những năm tháng cuối đời,
Phạm Xuân Thanh

