LÊ THỊ CHẮT

Không rõ năm sinh , năm mất, nhưng theo lời Vũ Thiện chân (1909 - 1994) Lê Thị Chắt nhiều hơn ông chừng 3,4 tuổi. Bà sinh ở Hà Nội trong một gia đình gia giáo, cha là công chức lương khá cao, mẹ là người hiền thục độ lượng. Lê Thị Chắt tham gia hoạt động yêu nước đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinhhhhcùng thời Trịnh Đình Cửu, Trịnh Xuân Nham, Đỗ Ngọc Duuuuở Hà Nội. Bà là hội viên Hội Việt Nam cách mạng đồng chí lớp đầu tiên, đồng thời cũng được chuyển sang Đông Dương côngj sản ngay đợt đầu. Khi mới học xong Thành chung năm thứ hai, Đảng yêu cầu thoát ly hoạt động, Lê Thị Chắt phải giả tiếng gái hư, bỏ nhà theo trai để giữ bí mật. Chính vì vậy cha bà ghét bỏ, từ con. Chỉ có bà mẹ hiều rõ đức hạnh, tâm tư của con gái, nhưng vì để giữ gìn bí mật cho con, bà đành ầm thầm chịu sự đay nghiến của chồng và sự dè bỉu của xã hội về tội con hư tại mẹ. Sau Lê Thị Chắt kết hôn với người bạn, người đồng chí trung kiên của Đảng là Đỗ Ngọc Du tức Phiếm Chu (1903 - 1936). Tuy lập gia đình nhưng hai người rất ít dịp chung sống. Phiếm Chu bôn ba hoạt động lúc ở trong nước, lúc ở nước ngoài theo yêu cầu công tác của cách mạng. Còn Lê Thị Chắt được phân công phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng đặt ở Hải Phòng do Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp chỉ đạo. Thời gian này, tài chính của Đảng vô cùng khó khăn, sinh hoạt phí của Đảng cấp vốn đã ít ỏi, nhiều khi lại lỡ, nhu cầu giấy mực để in tài liệu, báo chí cuẩ Đảng ngày càng nhiều càng gấp. Tổ ấn loát lúc đầu chỉ có hai phụ nữ Lê Thị Chắt, Nguyễn Thị Ngọ, sau thêm Vũ Thiện Chân do Lê Thị Chắt phụ trách. Tổ tìm mọi cách khắc phục khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành kế hoạch Đảng giao, mặc dù có lức đứt bữa. Thậm chí khi Lê Thị Chắt mạng thai vẫn hăng hái làm việc dù Vũ Thiện Chân, Nguyễn Thị Ngọ hết sức khuyên can. Khi chị sinh cháu Đỗ Ngọc Lân bị thiếu sữa do mẹ thiếu ăn. Có lúc không còn tiền mua giấy mực, không còn tiền ăn, Lê Thị Chắt phải bí mật gặp mẹ, Vũ Thiện Chân phải gặp chú để xin tiền. Có tiền họ đều giành để mua giấy mực, chỉ ăn uống đạm bạc. Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Vinh bí mật lo sữa cho Lân nhưng cũng không đều, do hoạt động bí mật. Kẻ thù rất căm vì tài liệu báo chí của Đảng tán phát đều đặn, kịp thời, ngày càng rộng. Chúng ra sức truy lùng nhưng vô hiệu. Sau do Nghiêm Thượng Biền phản bội, tháng 4/ 1931 các cơ quan của trung ương Đảng, Xứ ủy Băc Kỳ, Tỉnh ủy Hải Phòng đặt ở Hải Phòng đều bị vây bắt. Bắt được Lê Thị Chắt và tổ ấn loát địch rất mừng. Báo Tiếng Dân, báo Đông Pháp liên tục đưa tin Trịnh Đình Cửu, Lê Thị Chắt, Ngô Đình Mẫn, những yếu nhân phụ trách tổ chức, tài chính, tuyên truyền của Đảng của Đảng cộng sản Đông Dương bị bắt, bị đưa ra xử. Nhưng dù tra tấn cực hình, dụ dỗ đe dọa đủ ngón, địch không lung lạc khuất phục được người chiến sĩ cộng sản kiên cường.


            Lê Thị Chắt cùng các đồng chí cộng sản trung kiên của bà bị kết án khổ sai giam cầm hết nhà tù này đến nhà tù khác. Ngoài nỗi đau thể xác, năm 1936, bà được tin người chồng thân yêu, một sáng lập viên Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí, một trong bẩy người lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước tại 5D Hàm Long, tham gia lập Đông Dương cộng sản Đảng, Bí thư Thành ủy lâm thời của Hà Nội đã qua đời do hậu quả của đòn thù.


Ngô Đăng Lợi


Tài liệu tham khảo:


- Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập 1. Nxb. Hải Phòng, 1991


- Cơ quan ấn loát của Xứ ủy Bắc Kỳ Vũ Thiện Chân In trong tập hồi ký Hải Phòng những ngày sôi động Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng 1980.


- Báo Tiếng Dân ngày 02/3/1931 và ngày 06/5/1931


- Báo Đông Pháp ngày 21/4/1931, ngày 27/4/1931

Facebook zalo

Các tin đã đưa