LÊ THANH NGHỊ (NGUYỄN VĂN XỨNG) (1913 - 1989)

Lê Thanh Nghị tên khai sinh là Nguyễn Văn Xứng, (Khắc Xứng) sinh năm 1913 tại làng Thượng Cốc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Xuất thân từ gia đình nho học có truyền thống yêu nước.


                Những năm đầu thế kỷ 20, cả gia đình Lê Thanh Nghị đều chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Thấy cảnh gia đình sống ở làng quê vất vả, Lê Thanh Nghị đã ra Hải Phòng để tìm việc làm và học văn hóa. Ở Hải Phòng anh vào làm ở nhà máy hóa chất, rồi nhà máy Điện, ban đêm học tư nhà giáo Nguyễn Công Mỹ. Tại trường, Lê Thanh Nghị sớm hấp thụ những giờ học lịch sử Việt Nam, văn thơ yêu nước, nhất là tập thơ 'chiêu hồn nước' của Phạm Tất Đắc. Trong môi trường sống, làm việc hàng ngày với người lao động, nhất là với đội ngũ công nhân, Lê Văn Nghị cùng với Hoàng Công Đoài được đọc báo 'Thanh niên', được giác ngộ bởi những bài báo của lãnh tụ Nguyên Ái Quốc, nên sớm đi vào con đường cách mạng vô sản. Địa bàn hoạt động của ông khi thì ở Hải Phòng, lức thì ở Vàng Danh (Quảng Ninh) với các tên mới là Nguyễn Văn Xứng, rồi được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Trong cuộc biểu tình ở vùng mỏ Hòn Gai 1-5-1930, Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) bị bắt và giải về đề lao Hải Phòng. Tại đây, ông đã gặp nhiều nhà hoạt động cách mạng: Lương Khánh Thiện, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), các chị Bích Hợp (vợ Lương Khánh Thiện), Tư Già (Nguyễn Thị Thuận), Nguyễn Thị Vinhhhh


                Ngày 26/1/1931, thực dân Pháp xét xử tại tòa án đề hình Kiến An, Lê Thanh Nghị cùng với nhiều đồng chí khác bị án phát lưu chung thân, đày ở Côn Đảo. Tại nhà tù 'Địa ngục trần gian' này, Lê Thanh Nghị gặp anh trai Lê Danh Khoái và các chiến sĩ cộng sản nổi tiếng như Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Công Trừng,...và được huấn luyện lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia hoạt động trong chi bộ nhà tù, trực thuộc xứ ủy Nam Kỳ. Năm 1936, nhờ phong trào đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm ở Việt Nam và ở Pháp, Lê Thanh Nghị cùng với hàng trăm chính trị phạm khác được thực dân thả, nhưng phải về Gia Lộc Hải Dương sống tại gia đình, Lê Thanh Nghị cùng với các anh em không ai chịu ở yên mà tìm mọi cách tham gia hoạt động trong phong trào dân chủ. Sau đó, Lê Thanh Nghị vào làm ở nhà máy nước Ninh Giang, tích cực tham gia các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, liên hệ chặt chẽ với các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu trong tòa báo Tin tứcccc. Từ năm 1938, Lê Thanh Nghị thường về Hải Phòng liên lạc với Bùi Đình Đổng Bí thư chi bộ nhà máy Xi măng, Nguyễn Thanh Bình ở Sở Dầu, Hoàng Ngân ở gần chợ Sắt...


                Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Lê Thanh Nghị bị địch bắt, rồi bị phát vãng lên Sơn La. Ở nhà tù Sơn La, Lê Thanh Nghị vẫn hăng hái hoạt động tham gia vào ban lãnh đạo nhà tù, tổ chức đấu tranh và tìm mọi cách liên lạc với bên ngoài để vượt ngục. Đầu năm 1945, sau khi mãn hạn tù, ông đã liên lạc ngay với đảng để tiếp tục hoạt động. Ngày 9/3/1945, Lê Thanh Nghị được dự hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng. Bế mạc hội nghị, ông được trung ương đảng cử làm Đặc phái viên với nhiệm vụ xây dựng chiến khu II (gồm Bắc Giang, Phúc Yên, Phú Thọ, Vĩnh Yên và một phần Thái Nguyên), chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa. Tại hội nghị quân sự Bắc Kỳ ngày 16/4/1945 tại Băc Giang dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trường Chinh, Lê Thanh Nghị đã báo cáo về kinh nghiệm vận dụng chỉ thị trung ương đảng 'Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta' vào thực tiễn dịa phương.


                Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp các địa phương Chiến khu II giành chính quyền, ông trở về Hà Nội, tham gia xứ ủy Bắc Kỳ, được cử phụ trách vùng Duyên Hải. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), ông được điều về làm bí thư liên khu III. Trong nhiều năm lãnh đạo Liên khu III chỉ đạo các cấp ủy, các bộ chỉ huy quân sự lập thế trận liên hoàn, cùng phối hợp với Bộ tổng chỉ huy tham gia chỉ đạo các chiến dịch lớn: như chiến dịch Quang Trung (Hà Nam Nam Định, Ninh Bình), chiến dịch Hòa Bìnhhhh Sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ hai năm 1951, Trung ương đảng cử Lê Thanh Nghị làm Bí thư Liên khu ủy III kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến, Chính ủy quân khu III. Đến năm 1953, kiêm cả Bí thư Thành ủy Hà Nội. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc, ông được trung ương cử giữ chức Bộ trưởng bộ công nghiệp. Tháng 10/1956, ông được cử vào bộ Chính trị. Đại hhội đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960), vẫn được bầu vào Bộ chính trị, Phó thủ tướng, Trưởng ban công nghiệp trung ương kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước, Trưởng ban thi đua, Thường trực ban bí thư, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng nhà nước. Năm 1987, do sức khỏe giảm sút, Lê Thanh Nghị được nghỉ hưu. Ngày 16/8/1989, ông qua đời tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.


Nguyễn Khắc Phòng


                Tài liệu tham khảo:


- Lê Thanh Nghị Trọn một cuộc đời (Hồi ký)


- Suối reo năm ấy (Hồi ký)


 

Facebook zalo

Các tin đã đưa