Từ điển Nùng - Việt

 TỪ ĐIỂN NÙNG - VIỆT

 

 

Nùng là tộc danh đã được dùng chính thức từ lâu khi xác định thành phần dân tộc ở nước ta, phiên âm cách phát âm của người bản ngữ là Nồng. Người Nùng chiếm khoảng 1,1% dân số cả nước, người Nùng sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ sau năm 1950, một bộ phận người Nùng di cư vào các tỉnh miền Nam. Sau năm 1975, một số người di tản ra nước ngoài.

Người Nùng có nhiều nhánh, sinh sống ở các địa phương khác nhau. Gồm người Nùng Fan Slình, người Nùng Cháo, người Nùng Inh, người Nùng An, người Nùng Giang, người Nùng Dín, người Nùng Vẻn, Nùng Lòi.

Tiếng Nùng có nhiều phương nghĩa, các phương ngữ gắn với mỗi nhánh Nùng cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tương đồng từ vựng giữa các phương ngữ Nùng khá cao, đặc biệt giữa tiếng Nùng Cháo với các phương ngữ còn lại. Trong khi chưa tìm được một tiếng Nùng chung, cuốn sách “Từ điển Nùng Việt” được biên soạn, lấy tiếng Nùng Cháo ở Lạng Sơn làm ngôn ngữ cơ sở để đối chiếu với tiếng Việt. Từ điển thu thập và đối dịch khoảng 10.000 mục từ ngữ trong lớp từ cơ bản, gắn liền với đời sống vật chất, văn hóa của cộng đồng dân tộc Nùng.

Từ mấy chục năm gần đây, tiếng Nùng thường được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập trong một ngôn ngữ chung thường thường gọi là tiếng Tày – Nùng. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu tiếng Nùng như một ngôn ngữ độc lập. Cuốn “Từ điển Nùng – Việt” được xuất bản cũng nằm trong mối quan tâm chung đó. Tiếng Nùng cũng đang được một số địa phương ( các tỉnh: Lạng Sơn, Thái Nguyên) tổ chức dạy cho cán bộ, công chức trong tỉnh. Cuốn Từ điển này mong được góp phần giúp người Nùng hiểu chính xác vốn từ vựng của một nhánh Nùng, có thể so sánh đối chiếu với các phương ngữ khác.

Gần một thế kỉ đi qua, vốn từ tiếng Nùng đã phát triển và biến đổi, các tác giả Từ Điển này đã cố gắng hết sức để thu thập và giới thiệu đầy đủ nhất với bạn đọc. Thư viện KHTHHP trân trọng giới thiệu:

Từ điển Nùng – Việt/ Mông Ký Slay, Vương Toàn, Phạm Ngọc Thưởng, Nông Hồng Thăng. – H. : Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2016. – 500tr. ; 21cm

     Kí hiệu kho: TC.001383

Facebook zalo

Các tin đã đưa