HƯƠNG ƯỚC XƯA VÀ QUY ƯỚC LÀNG VĂN HÓA NGÀY NAY

                                    Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày nay

 Hương ước làng – dấu ấn đặc trưng của văn hóa nông thôn trong lịch sử. Đó là một di sản văn hóa truyền thống Việt Nam, là biểu hiện tập trung nhất hệ giá trị và chuẩn mực xã hội của văn hóa làng xã Việt Nam.

Dưới thời phong kiến, làng được coi là đơn vị cơ sở. Nhà nước chỉ quản lý tới làng, còn làng trực tiếp quản lý tới từng người dân. Nhà nước không biết đến mỗi con người cụ thể mà chỉ biết tới làng của họ mà thôi. Làng là khâu trung gian nối liền giữa Nhà nước với từng cá nhân. Trên thực tế làng tồn tại như một thực thể tương đối độc lập. Đó là một tổ chức mang tính tự quản rõ nét. Cơ cấu tổ chức của làng xã với các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa mang những nét đặc sắc, kết tinh kinh nghiệm, bản lĩnh sống cũng như nhân tố nền tảng văn hóa làng xã Việt Nam. Giữa làng này và làng kia không có mối quan hệ ràng buộc mà có sự cách biệt cả về ranh giới lãnh thổ cũng như về quan hệ xã hội, vì mỗi người dân trong làng đều có những giao ước riêng với nhau và được gọi là hương ước.

Cuốn sách Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày nay” của nhà dân tộc học Trương Thìn sẽ giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về hương ước xưa trong khi chúng ta đang tiến hành xây dựng những quy ước mới của làng xã trên cơ sở tiếp thu những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc.

Cuốn sách gồm bốn chương:

Chương I: Khái niệm làng và hương ước

Chương II: Quá trình hình thành, phát triển của hương ước và luật tục ở nước ta

Chương III: Xây dựng và thực hiện quy ước làng văn hóa hiện nay

Chương IV: Một số văn bản của Đảng và nhà nước thiết thực cho việc chỉ đạo và triển khai xây dựng quy ước làng văn hóa

Thư viện KHTH Hải Phòng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Hương ước xưa và quy ước làng văn hóa ngày nay/ Trương Thìn. – H. : Lao động xã hội, 2005. – 176tr. ; 21cm

Ký hiệu kho: DC.003880

Facebook zalo

Các tin đã đưa