ngày 03/06/2008.
QUỐC HỘI |
CỘNG |
Luật số: 12/2008/QH12 |
Hà |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XUẤT BẢN
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản số
30/2004/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản
1. Điều 18
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Đăng ký
kế hoạch xuất bản
1. Trước khi xuất bản,
nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông và
phải được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận bằng văn bản. Trong thời hạn
mười ngày, kể từ ngày nhận được đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản, Bộ
Thông tin và Truyền thông xác nhận bằng văn bản việc đăng ký kế hoạch xuất bản.
Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định mẫu đăng ký kế hoạch xuất bản.
2. Kế hoạch xuất bản
của nhà xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của
nhà xuất bản và có giá trị thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch.”
2. Điều 26
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Thông
tin ghi trên xuất bản phẩm
1. Trên sách và tài
liệu dưới dạng sách (sau đây gọi chung là sách) phải ghi các thông tin sau:
a) Tên sách, tên tác
giả, tên người chủ biên (nếu có), tên người dịch (nếu là sách dịch) hoặc tên
người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm), tên người hiệu đính (nếu có);
tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, tên tổ chức, cá nhân
liên kết xuất bản (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập, số lần tái bản; đối với sách dịch, phải ghi
tên nguyên bản, tên tác giả, tên nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản ở nước
ngoài; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ ngôn
ngữ và tên người dịch bản đó;
b) Tên người chịu trách
nhiệm xuất bản, tên người biên tập nội dung; khuôn khổ sách, số đăng ký kế
hoạch xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy
phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; tên người
trình bày, minh họa, tên người biên tập kỹ
thuật, tên người sửa bản in; số lượng in, tên cơ sở in, thời gian nộp
lưu chiểu;
c) Đối với sách kinh
doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách
Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
2. Trên xuất bản phẩm
không phải là sách phải ghi các thông tin sau:
a) Tên xuất bản phẩm,
tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; tên tổ chức, cá nhân
liên kết xuất bản (nếu có);
b) Số đăng ký kế hoạch
xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép
xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên
cơ sở in;
c) Đối với xuất bản
phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng
phải ghi là “Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải
ghi là “không bán”.
3. Chính phủ quy định
những trường hợp đặc biệt không ghi tên tác giả, tên người dịch, tên người phiên
âm, tên tổ chức, cá nhân liên kết xuất bản trên bìa một và vị trí ghi các thông
tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Giám đốc nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin trên xuất bản
phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”
3. Điều 30
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 30. Xử lý
vi phạm trong lĩnh vực xuất bản
1. Tổ chức, cá nhân
vi phạm quy định tại các điều 3, 5, 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27 và
29 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo hoặc phạt
tiền và có thể bị áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ việc xuất bản xuất bản phẩm
có vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động xuất bản, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt
động xuất bản; trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải công
khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật.
Đối với xuất bản phẩm
có vi phạm thì bị tạm đình chỉ phát hành và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
phải được sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành,
tiêu hủy.
2. Tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Người có hành vi
vi phạm mà hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.
4. Cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của
mình.”
4. Điều 36
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Xử lý
vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân
có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền, đình chỉ in xuất bản phẩm đang in và có thể bị áp dụng biện pháp tạm
đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động in
xuất bản phẩm, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; trường hợp gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) In xuất bản phẩm
mà không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
b) In xuất bản phẩm
mà không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản; in xuất bản phẩm không
đúng với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
c) In xuất bản phẩm
gia công cho nước ngoài mà không có giấy phép in gia công;
d) In xuất bản phẩm
đã có quyết định đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ;
đ) In xuất bản phẩm
không đúng với bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất
bản ký duyệt; in xuất bản phẩm không có hợp đồng in hoặc in vượt quá số lượng
ghi trong hợp đồng.
2. Tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực in xuất bản phẩm thì bị
xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Người có hành vi
vi phạm mà hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.”
5. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 38. Cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân
trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Điều kiện cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm gồm:
a) Có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
b) Người đứng đầu cơ
sở kinh doanh phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng và có chứng chỉ hành nghề
về phát hành xuất bản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
c) Trường hợp kinh
doanh nhập khẩu sách, ngoài điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều
này, phải có đội ngũ nhân viên và cộng tác viên đủ năng lực thẩm định nội dung
sách.
3. Hồ sơ xin cấp giấy
phép gồm:
a) Đơn xin phép kinh
doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
b) Danh sách nhân viên,
cộng tác viên có hợp đồng lao động; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận, văn bằng,
chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải
cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định
cụ thể điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm quy định tại
điểm b và điểm c khoản 2 và hồ sơ xin cấp giấy phép quy định tại khoản 3 Điều
này.”
6. Điều 39
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 39. Nhập khẩu
xuất bản phẩm để kinh doanh
1.Việc nhập khẩu xuất
bản phẩm để kinh doanh được thực hiện thông qua cơ sở có giấy phép hoạt động
kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.
2. Trước khi nhập khẩu,
cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải đăng ký danh mục xuất bản phẩm
nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông và phải được Bộ Thông tin và Truyền
thông xác nhận bằng văn bản. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được
đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ sở nhập khẩu, Bộ Thông tin và
Truyền thông xác nhận bằng văn bản việc đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập
khẩu.
Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định mẫu đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu.
3. Xuất bản phẩm nhập
khẩu phải phù hợp với quy định của Luật xuất bản và các quy định khác của pháp
luật có liên quan. Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp
luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu thẩm định nội dung
xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu hoặc khước từ xác nhận
đăng ký nhập khẩu đối với xuất bản phẩm đó.
4. Người đứng đầu cơ
sở nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải tổ chức thẩm định nội dung xuất
bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.”
7. Điều 43
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 43. Hợp tác
với nước ngoài về phát hành xuất bản phẩm
1. Cơ sở phát hành
xuất bản phẩm có tư cách pháp nhân của Việt Nam, của nước ngoài được hợp tác kinh
doanh hoặc liên doanh để phát hành xuất bản phẩm tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức nước
ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để giới thiệu về tổ chức
và sản phẩm của mình, xúc tiến các giao dịch về phát hành xuất bản phẩm theo
quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
giấy phép.
3. Hồ sơ xin cấp giấy
phép gồm:
a) Đơn xin cấp giấy
phép hoạt động ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, tên người
đứng đầu văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp
luật Việt Nam;
b) Văn bản xác nhận
tư cách pháp nhân của tổ chức xin thành lập văn phòng đại diện do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi tổ chức đó đặt trụ sở
chính cấp.
4. Trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải
cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.”
8. Điều 44
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 44. Xử lý
vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân
có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền, tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành xuất bản phẩm và có thể
bị áp dụng các biện pháp thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ xuất bản phẩm
có vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm, tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Phát hành xuất bản
phẩm mà việc xuất bản, in, nhập khẩu không hợp pháp;
b) Phát hành xuất bản
phẩm không có hoá đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp;
c) Phát hành xuất bản
phẩm đã có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ;
d) Bán xuất bản phẩm
thuộc loại không kinh doanh;
đ) Tiêu thụ, phổ biến
trái phép xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Nhập khẩu xuất bản
phẩm không đăng ký danh mục nhập khẩu hoặc thực hiện không đúng danh mục đã
đăng ký;
g) Nhập khẩu xuất bản
phẩm có nội dung vi phạm Điều 3 và Điều 10 của Luật xuất bản.
2. Tổ chức, cá nhân
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Người có hành vi
vi phạm mà hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.
4. Trường hợp cơ quan
nhà nước quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ xuất bản phẩm có
vi phạm thì nhà xuất bản hoặc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có xuất bản phẩm đó
phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở phát hành; trường hợp quyết định thu hồi,
tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy xuất bản phẩm sai mà gây thiệt hại thì cơ quan
nhà nước có quyết định sai phải bồi thường theo quy định của pháp luật cho nhà
xuất bản hoặc cơ sở phát hành, cơ sở nhập khẩu.”
Điều 2. Thay cụm từ “Bộ Văn
hóa - Thông tin” bằng cụm từ “Bộ Thông tin và Truyền thông” tại khoản 2 Điều 7,
khoản 3 Điều 13, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17, điểm a khoản 1
Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 23, khoản 1 và khoản 3 Điều 24, điểm a khoản 1
Điều 27, Điều 28, điểm a khoản 3 Điều 31, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 32,
khoản 1 và khoản 2 Điều 34, khoản 3 Điều 37 và điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật
xuất bản số 30/2004/QH11.
Điều 3. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Luật này đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
(Theo http://thuvienphapluat.vn/) |
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |