Trần Văn Lan

Người thôn Hữu Bị, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông còn có bí danh là Giáp, Cóc, Ba Ram vừa hoạt động vừa làm thợ điện tại nhà máy sợi Nam Định.


Tuy xuất thân và công tác Nam Định, nhưng quá trình tham gia cách mạng của Trần Văn Lan lại có quan hệ gắn bó với Hải Phòng. Tháng 6/1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, và sau hai tháng (tháng 6/1929) được chuyển sang Đông Dương cộng sản Đảng. Trong thời gian hoạt động cách mạng, ngày 4/7/1929, Trần Văn Lan không may bị bọn mật thám Nam Định bắt. Mật thám nghi ngờ ông là người Cầm đầuuuu cuộc bãi công của thợ nhuộm nhà máy sợi Nam Định. Nhưng do không có đủ bằng chứng buộc tội nên chúng đã phải thả tự do cho Trần Văn Lan. Được tha bổng, Trần Văn Lan lại tiếp tục hoạt động bí mật. Tháng 11/1929, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã điều ông lên Hà Nội. Tháng 12/1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Đông Dương cộng sản Đảng  đứng ra tổ chức. Trần Văn Lan được bầu làm Hội trưởng ban trị sự Tổng công hội Bắc Kỳ.


Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, Trần Văn Lan được tham gia Ban chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách tài chính, công vận giao thông quốc tế của Đảng và đồng thời chỉ đạo cả Đảng bộ Bắc Kỳ, uỷ viên Ban công hội Trung ương.


Trong những đợt đi khảo sát thực tế về phong trào công nhân và nông dân ở Bắc Kỳ, để chuẩn bị dự thảo bản Luận cương chính trịịịị (giữa năm 1930), đồng chí Trần Phú đã được Trần Văn Lan hướng dẫn đi nghiên cứu ở Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Hồng Gai nơi tập trung công nghiệp và ở Thái Bình Một tỉnh nông nghiệp có phong trào nông dân lớn mạnh nhất ở miền Bắc nước ta lúc bấy giờ.


Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng, dưới sự chủ toạ của Nguyễn Ái Quốc, Trần Văn Lan được công nhận là uỷ viên Trung ương Đảng chính thức, đại diện Trung ương tại miền Bắc và được phân công làm trưởng ban tài chính của Đảng.


Trần Văn Lan đã chọn Hải Phòng là địa điểm cơ quan Trung ương tại miền Bắc. Trong quá trình lãnh đạo và hoạt động cách mạng với cương vị mới do Đảng phân công tại Hải Phòng, ông phải thay đổi nhiều địa điểm. Địa điểm cuối cùng ông hoạt động là số nhà 8 ngõ Quảng Lạc (Hải Phòng). Tại đây, ngày 20/4/1931, tên phản bội Nghiêm Thượng Biền đã dẫn mật thám đến bắt Trần Văn Lan và các đồng chí của ông như Ngô Đình Mẫn, Vũ Tự, Triệu Thị Đỉnh, Lê Thị Chắt... Sở mật thám Bắc Kỳ đã dựa vào tài liệu của hai tên phản bội Nghiêm Văn Biền và Ngô Đức Trì cung cấp, chúng biết Trần Văn Lan là uỷ viên Trung ương Đảng. Vì thế, sở mật thám Bắc Kỳ đã tra tấn ông rất dã man, nhưng Trần Văn Lan vẫn một mực không khai, ông đã dùng mọi thủ đoạn khôn khéo đánh lạc hướng điều tra của địch. Hội đồng đề hình Bắc Kỳ họp trong 3 ngày (từ 15 đến 17/11/1931) đã kết án tù khổ sai chung thân và đày Trần Văn Lan đi nhà tù Sơn La. Cuối năm 1934, chúng lại đưa ông từ nhà tù Sơn La đi nhà tù Côn Đảo. Trên đường đi, Trần Văn Lan bị sốt rét, tiểu ra máu và ông đã mất tại Hoả Lò (Hà Nội) ngày 14/12/1934. Em ruột ông là Trần Văn Các cùng hoạt động cách mạng, bị kết án tù 20 khổ sai, đầy ra Côn Đảo. Năm 1935 cùng nhóm Ngô Gia Tự kết bè trốn, hy sinh trên biển.


Cuộc đời và hoạt động cách mạng của Trần Văn Lan trước cách mạng tháng Tám (1945) rất nhiều lúc gắn bó với Hải Phòng, nhất là những năm Tổng công hội Bắc Kỳ ra đời (do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách) và khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập (3/2/1930 do đồng chí Trần Phú lãnh đạo). Tưởng nhớ người chiến sĩ cách mạng ở phường Cát Bi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng hiện nay đã có một đường phố mang tên Trần Văn Lan.


Tư liệu:


1.      Ghi theo lời kể của bác Vương Thế Dũng (lúc còn sống) nguyên Trưởng ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Hải Phòng.


2.      Hồ sơ đặt tên phố lưu trữ văn phòng Uỷ ban nhân dân phường Cát Bi


                                                                                                          

                                                         V. L. N
Facebook zalo

Các tin đã đưa