Sinh trưởng trong một gia đình trung nông ở vùng quê Đông Tạ, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Vốn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, đau lòng trước cảnh nước nhà lầm than bởi hai tròng áp bức thực dân, phong kiến đè nặng. Phạm Văn Khoa sớm rời quê hương ra đi hoạt động cách mạng. Ông tham gia vào hội Truyền bá quốc ngữ, đội kịch Chiến Thắng cùng thời với Thế Lữ, Song Kim. Tại an toàn khu, ông làm chủ nhiệm báo
Năm 1946, Hà Nội sôi sục kháng chiến chống Pháp đội kịch của Phạm Văn Khoa vẫn liên tục biểu diễn phục vụ nhu cầu của nhân dân và bộ đội. Tại chiến khu cách mạng Việt Bắc. Ông làm chủ nhiệm báo Sự thậtttt cơ quan ngôn luận của Đảng. Ngành điện ảnh cách mạng được thành lập (15/3/1953) Phạm Văn Khoa là Tổng giám đốc, kiêm cả tờ báo Điện ảnh. Ông là một trong những người có công đầu trong việc hình thành xây dựng nền điện ảnh cách mạng Việt
Năm 1958, ngành Điện ảnh phim truyện Việt Nam ra đời, đạo diễn Phạm Văn Khoa mở đầu sáng tác của mình bộ phim 'Vườn Cam' phản ánh phong trào hợp tác xã nông nghiệp, phê phán nhẹ nhàng những thói hư tật xấu, hủ tục lạc hậu, chậm tiến còn rơi rớt trong xã hội. Sau phim Vườn Cam, ông tiếp tục trình chiếu những bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng 'Lửa trung tuyến' (1961) 'Lửa rừng' (1966) và Lửa (1968). Chủ đề chính của loạt phim này nói về những người lính từ mặt trận trở về với lòng nhiệt thành xông xáo của một nghệ sĩ cách mạng, bằng ngôn ngữ điện ảnh, ông đi nhiều, sáng tác nhiều kịch bản, giàu đậm chất hài hước, lạc quan hóm hỉnh, mạnh dạn phê phán trực diện thói trưởng giả, ham quà cáp, rượu chè bê tha của số ít trong nội bộ nông thôn. Điều nổi bật trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông chính là dùng tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh đấu tranh với tiêu cực, lạc hậu cản trở sự phát triển của xã hội.
Ông luôn tâm niệm: Tiếng cười là một biểu hiện tình cảm đặc trưng của dân tộc Việt
Nghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa, người đạo diễn lão thành của Điện ảnh Việt
Ở tuổi 70 ông cho ra đời hai bộ phim 'Chị Dậu' và 'Làng Vũ Đại ngày ấy' cả hai bộ phim này đều được chuyển thể từ những tác phẩm văn học nổi tiếng, khi trình chiếu được khán giả trong và ngoài nước đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt phim Chị Dậu tác giả Phạm Văn Khoa được giải Huy chương vàng tại liên hoan phim Năng tơ (Pháp). Bộ phim Làng Vũ đại ngày ấy của ông cũng được gửi đi dự liên hoan phim quốc tế ở Ha-oai (Mỹ).
Phạm Văn Khoa đã mãi mãi ra đi nhưng những gì ông để lại trong sáng tạo nghệ thuật bởi tính thời sự, tính sắc sảo, nhạy bén không hề xưa cũ, là những bài học quý báu cho lớp trẻ hôm nay.
1. Một số phong cách nghệ thuật trong phim truyện Việt Nam/Hải Ninh
2. Tạp chí Cộng sản số ra ngày 17/9/1999
3. Văn hoá nghệ thuật số ra tháng 11/1996.
4. Hải Phòng cuối tuần số10 (572)