Bản tin “Hải Phòng qua những trang báo” - Tháng 11 / 2012

Bản tin “Hải Phòng qua những trang báo” - Tháng 11 / 2012

LỜI NÓI ĐẦU:

Với mục đích cung cấp những thông tin liên quan đến thành phố Hải Phòng, có tính chọn lọc, theo chuyên đề riêng biệt đến với người dùng tin, Thư viện KHTH Thành phố biên soạn Bản tin “Hải Phòng qua những trang báo”. Trong đó chọn lọc và giới thiệu những tin tức tóm tắt hoặc toàn văn được đăng tải trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương nói về Hải Phòng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, giáo dục, đời sống…vv.

Do điều kiện thời gian và tính thời sự của tư liệu nên bản tin sẽ còn nhiều khiếm khuyết, Ban biên tập “Hải Phòng qua những trang báo” rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc giúp chúng tôi hoàn thiện những Bản tin tiếp theo nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu nắm bắt tin tức của bạn đọc.

Ý kiến và thư góp ý xin gửi về Ban biên tập bản tin “Hải Phòng qua những trang báo”, địa chỉ:

thuvienhaiphong@gmail.com.

MỤC LỤC:

I - Chính trị xã hội:

VII - Du lịch

II - Pháp luật:

VIII - Giao thông vận tải

III - An ninh - trật tự:

IX – Y tế - môi trường - sức khỏe

IV – Kinh tế-xã hội

X - Khoa học, giáo dục

V - Văn hóa - xã hội

XI - Xây dựng

VI - Thể thao


I – CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. “Cần làm rõ chất lượng nhập cư gắn liền với hạn chế số lượng”

Bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Lê Thanh Vân - đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những vấn đề xung quanh dự án Luật Thủ đô. Ông Vân cho biết, việccó Luật Thủ đô là rất cần thiết để khẳng định tính pháp lý riêng cho Hà Nội. Việc thảo luận ở tổ Dự thảo luật đã chỉ ra những hạn chế như kỹ thuật lập pháp chưa đạt, một số nội dung còn chung chung, chưa rõ ràng. Theo ông, có 3 vấn đề mà Dự thảo Luật Thủ đô cần tiếp tục làm rõ. Một là chất lượng nhập cư gắn liền với hạn chế số lượng. Chúng ta hạn chế số lượng nhập cư mà không có quy định nào về chất lượng dân cư Hà Nội thì trong tương lai không xa, việc xây dựng nền văn hóa, sự kế thừa tinh hoa của thủ đô sẽ mai một. Vấn đề thứ 2 đó là cơ chế tài chính đặc thù cho thủ đô Hà Nội phải bảo đảm 2 mặt: Một mặt đó là nguồn tài chính thu hút về cho thủ đô Hà Nội để có nguồn lực xây dựng, bồi đắp cho những công trình kiến trúc văn hóa; thiết chế tương ứng. Nhưng mặt khác có những đòi hỏi riêng với thủ đô như nhiều ý kiến đại biểu nêu, đó là công dân thủ đô cũng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm hơn công dân địa phương khác. Công dân thủ đô được hưởng những ưu đãi hơn thì cũng nên có nghĩa vụ tài chính tương ứng. Vấn đề thứ 3 là sự quản lý khác biệt về dân cư tại địa bàn thủ đô. Trong dự thảo lần này chưa đề cập. Đại biểu Vân đề nghị nên tiếp thu ý kiến định dạng được tính nguyên tắc về tổ chức chính quyền ở Thủ đô khác với chính quyền ở thành phố khác.

(Nguồn: /Xuân Cường//Báo Tin tức. – Ngày 6/11/2012. – Tr. 3)

2. Rà soát chi phí xây khu tái định cư dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng

Thủ tướng vừa yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng tiếp thu ý kiến các Bộ liên quan, tiếp tục rà soát các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cho Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố. Việc rà soát này nhằm cắt giảm những chi phí, các việc không cần thiết hoặc nghiên cứu thay thế chủng loại vật tư, nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu, quy mô, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Thủ tướng lưu ý sau khi áp dụng các giải pháp cắt giảm chi phí đầu tư nêu trên, UBND thành phố quyết định, chịu trách nhiệm việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cho Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố theo quy định hiện hành. Theo thông tin Báo Hải phòng, Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng vay vốn ưu đãi của Ngân hàng thế giới hiện đang được chủ đầu tư là Ban quản lý dự án khu vực các công trình giao thông vận tải (Sở GTVT) tích cực triển khai. Nhiệm vụ bước đầu vào guồng khi tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ đề ra. Ban quản lý dự án cho biết, để phục vụ dự án này phải thực hiện 2 đợt giải phóng mặt bằng gồm: giải phóng mặt bằng xây dựng 12 khu tái định cư và giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường trục chính từ Bắc Sơn (huyện An Dương) đến Nam Hải (quận Hải An). 12 khu tái định sư sẽ bố trí cho 1.757 hộ dân. Cho đến thời điểm này, các địa phương liên quan cơ bản hoàn thành chi trả tiền đền bù hỗ trợ tái định cư cho người dân.

(Nguồn: Rà soát chi phí…/Quốc Hà//Báo An ninh Hải Phòng. – Ngày 03/11. – Tr. 2)

3. Đề nghị tặng thưởng Đại úy Nguyễn Lương Long Huân chương Dũng cảm

Trong cơn bão số 8, cán bộ, chiến sĩ tàu BP 020602, thuộc Đồn Biên phòng 54 - Cát Bà (Bộ đội biên phòng Hải Phòng) do Đại úy Nguyễn Lương Long (Đội trưởng Đội tàu, thuyền của đồn) chỉ huy đã không quản ngại sóng to, gió lớn, hiểm nguy, kịp thời tìm kiếm, cứu vớt người bị nạn trên biển. Đoàn cán bộ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố do đồng chí Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã gặp gỡ, khen ngợi chiến công của cán bộ, chiến sĩ tàu BP 020602, đặc biệt là Đại úy Nguyễn Lương Long; đồng thời chỉ đạo Bộ đội biên phòng Hải Phòng kịp thời biểu dương, đề nghị trên có hình thức khen thưởng xứng đáng.

(Nguồn: Đề nghị tặng thưởng/Quân Thủy//Báo Quân đội nhân dân. – ngày 5/11/2012. – Tr. 1 – 3)

4. Chương trình giao lưu “Ký ức Tháng mười”

Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tối 6-11, tại Cung văn hóa lao động hữu nghị Việt-Tiệp, Hội Hữu nghị Việt-Nga thành phố tổ chức chương trình giao lưu “Ký ức Tháng mười”.

abcĐến dự chương trình giao lưu có các đồng chí: Dương Anh Điền, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga thành phố; Nguyễn Đình Then, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; Nguyễn Đình Bích, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Phần Lan thành phố; Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch Thường trực UBND, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Anh thành phố. Các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo các cựu học sinh, sinh viên Việt Nam từng học tập, sinh sống tại nước Nga và các chuyên gia Nga đang sinh sống tại Hải Phòng đến dự chương trình giao lưu.

Trong không khí nồng ấm tình hữu nghị gắn bó truyền thống, đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga thành phố phát biểu ôn lại ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại đối với xã hội loài người, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu, Việt Nam giành độc lập tự do và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong những tháng ngày gian khổ đó, Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ to lớn của Chính phủ và nhân dân Liên Xô trước đây. Hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam-Liên bang Nga không ngừng được mở rộng trên các lĩnh vực, được nâng lên tầm cao mới, trở thành đối tác chiến lược.

Đồng chí Dương Anh Điền khẳng định, dù thế giới có nhiều biến đổi, ánh sáng của Cách mạng Tháng mười Nga vẫn tiếp tục lan tỏa, soi sáng con đường và lý tưởng cách mạng cho nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Nhân dân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng luôn trân trọng và biết ơn những tình cảm và sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ và nhân dân Liên bang Nga.

Chương trình giao lưu diễn ra với nhiều tiết mục văn nghệ do các ca sĩ, diễn viên không chuyên của Hải Phòng biểu diễn, làm sống lại những kỷ niệm về nước Nga tươi đẹp, với không khí náo nức, rộn ràng và dòng sông Đông êm đềm qua điệu múa Kalinca và ca khúc như: Nụ cười, Cây thùy dương, Giờ này anh ở đâu, Triệu bông hồng, Ca ngợi Tổ quốc Nga, Tình ca du mục…

(Ảnh: Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền chúc mừng những người bạn Nga đang sinh sống, làm việc tại Hải Phòng.)

(Nguồn: Chuơngg trình giao lưu…/báo Hải Phòng điện tử. – Thứ tư, ngày 7/11/2012)


5. Thảo luận về việc tổ chức Hội nghị phi tập trung Việt- Pháp lần thứ 9

Chiều 7-11, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Đan Đức Hiệp tiếp và làm việc với đoàn công tác thành phố Brest (Cộng hòa Pháp) do ông Michael Morvan – Phó tổng giám đốc Brest Metropole Oceane dẫn đầu thảo luận về các nội dung, chủ đề Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt- Pháp lần thứ 9 diễn ra tại Brest vào tháng 6-2013 và tình hình triển khai giai đoạn 2 – Dự án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng.

Ông Michael Morvan giới thiệu một số chủ đề và nội dung chính của Hội nghị phị tập trung lần thứ 9. Đó là, sẽ đánh giá lại các dự án đã triển khai giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp; thảo luận về cơ hội phát triển trong thời gian tới; quy hoạch không gian đô thị; các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo - giáo dục- văn hóa trong không gian các nước nói tiếng Pháp và vấn đề khai thác, sử dụng nguồn năng lượng mới. Đồng thời, hai bên tìm kiếm nguồn tài trợ để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng, bao gồm cả vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.

Phó chủ tịch Đan Đức Hiệp cơ bản nhất trí các nội dung, chủ đề Hội nghị phi tập trung lần thứ 9 do ông Michael Morvan đưa ra. Đây cũng là các nội dung mà Hải Phòng quan tâm để bảo đảm phát triển bền vững. Các vấn đề đưa ra thảo luận cần gắn với lợi ích các bên. Phó chủ tịch đề nghị phía Brest ủng hộ Hải Phòng trong việc giới thiệu quảng bá về năm du lịch Quốc gia 2013 mà thành phố được Chính phủ Việt Nam giao tổ chức và việc Hải Phòng đang trình tổ chức UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Liên quan đến Dự án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng đã được ký kết tại Hội nghị phi tập trung lần thứ 8, thành phố giao các sở, ngành tiếp tục lập phương án báo cáo UBND thành phố để thông tin lại cho phía Brest.

(Ảnh: Đoàn công tác thành phố Brest làm việc với UBND Thành Phố Hải Phòng)

(Nguồn: Thảo luận về việc…//Báo Hải Phòng điện tử. - Thứ Tư, 07/11/2012)

6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

Chiều 8- 11, Thường trực HĐND thành phố làm việc với Sở Tài chính về cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013- 2016, định hướng tới năm 2020. Phó chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Đình Bích chủ trì.

Đây là một nội dung sẽ được kỳ họp thứ 5, HĐND thành phố khóa 14 bàn bạc và quyết định. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính đã tổng hợp ý kiến đóng góp của các ngành, xây dựng dự thảo đề án của UBND thành phố trình HĐND thành phố. Trong đó nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa, đánh giá tóm tắt kết quả thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực này trong những năm qua và định hướng thực hiện trong những năm tới. Theo đó, công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT đã mang lại kết quả đáng ghi nhận, huy động thêm nhiều nguồn lực đầu tư phát triển ngoài ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra thì chưa đạt, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Quan điểm của Sở Tài chính trên cơ sở tập hợp ý kiến của các ngành là tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, nhưng không cắt giảm ngân sách mà sử dụng nguồn ngân sách vào những khu vực cần có sự đầu tư của Nhà nước hơn; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và chú trọng quan tâm tới vùng sâu vùng xa, người nghèo, gia đình chính sách. Thành phố xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, có các giải pháp thích hợp, đặc biệt là xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thực hiện xã hội hóa; lộ trình thực hiện…

Thường trực HĐND thành phố yêu cầu Sở Tài chính giải đáp một số vấn đề chung quanh cơ chế ưu đãi, cách thức tiến hành xã hội hóa bảo đảm sự công bằng xã hội; xây dựng các chỉ tiêu xã hội hóa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và khả năng xã hội hóa…

(Nguồn: Đẩy mạnh xã hội hóa…/Báo Hải Phòng điện tử. - Thứ Năm, 08/11/2012)

7. Mô hình nông thôn mới ở xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên: Bước khởi đầu

Những ngày này, niềm vui của người dân Phù Ninh- xã khu vực miền núi huyện Thủy Nguyên được nhân lên khi trường THCS Phù Ninh đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Bởi đây không chỉ là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong giáo dục của địa phương, mà còn khẳng định sự "thay da, đổi thịt" của vùng quê vốn thuần nông. So với các xã cùng khu vực như Lại Xuân, An Sơn... mặt bằng phát triển của Phù Ninh thấp hơn vì không có lợi thế về khai khoáng, trong khi điều kiện canh tác khó khăn. Vì vậy, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã hiểu rằng muốn kinh tế phát triển, phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất. Theo đó, địa phương tổ chức chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tận dụng lợi thế giao thông thủy, bộ chuyển đổi diện tích canh tác hiệu quả thấp tại khu vực này sang phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, mộc nề, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải thủy bộ... Song song với đó, huy động mọi nguồn lực cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 14,7%. Từ địa phương không có sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ, hiện, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 39,95%; dịch vụ chiếm 33,38%. Trong đó, có 7 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 168 hộ tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ với mức doanh thu bình quân 500 triệu đồng trở lên. Trung bình mỗi doanh nghiệp tạo việc làm cho 5-25 lao động với mức thu nhập bình quân 1,5-2 triệu đồng/người/tháng. Thêm một niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, Phù Ninh được chọn là 1 trong 8 xã điểm của thành phố xây dựng nông thôn mới.

(Nguồn: Mô hình nông thôn mới…/Trang Khánh//Báo Công thương. – Ngày 7/11. – Tr. 9)

8. Ngôi nhà hạnh phúc của những đứa trẻ thiếu may mắn

Nhìn bên ngoài, làng SOS Hải Phòng như một resort với những biệt thự nhỏ, ở đó có 14 ngôi nhà đều mang tên các loài hoa, có những đứa trẻ sinh ra không may mắn nhưng được những người mẹ và cả xã hội yêu thương, đùm bọc. Giám đốc làng SOS Hải Phòng Đỗ Tác Bé cho biết, làng được xây dựng từ năm1995 do một người Italia từng sinh sống tại một ngôi làng SOS ở Áo, vận động các nhà hảo tâm trên thế giới tài trợ. Được biết, kinh phí để nuôi dạy một đứa trẻ trên 13 tuổi ở Làng hàng tháng là 500.000 ngàn đồng, dưới 10 tuổi là 400.000 đồng. Ông Bé cho biết, được như vậy cũng là nhờ thành phố mới điều chỉnh kinh phí trợ cấp, còn lại nếu có sự tài trợ của các nhà hảo tâm thì đời sống của các em ở đây mới cải thiện đôi chút. Hoàn cảnh của làng SOS Hải Phòng đang cần sự trợ giúp thêm của toàn xã hội

(Nguồn: Ngôi nhà hạnh phúc…/Phúc Thanh//Báo Lao động xã hội. – ngày 8/11/2012. – Tr. 7)

9. Thắp sáng ước mơ thiếu nhi biển, đảo Hải Phòng

Sáng 10/11, Thành Ðoàn, Hội đồng Ðội thành phố tổ chức chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi biển, đảo Hải Phòng". Trong chươngtrình, các em thiếu nhi được giao lưu với những chiến sĩ hải quân... giúp cácem hiểu hơn về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; về những khó khăn, gian khổ vàtinh thần dũng cảm của những người chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng canh giữbiển đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước và biển đảo Hải Phòng. Các em thiếu nhicũng được gặp gỡ các bạn thiếu nhi là con các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơibiển đảo xa xôi, luôn khắc phục khó khăn, phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, độiviên tốt và đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ"... Dịp này, Thành Ðoànvà Hội Ðồng đội thành phố trao tặng tủ sách "Ươm mầm ước mơ" trị giá260 triệu đồng cho 20 liên đội thiếu nhi khu vực hải đảo, ven biển có nhiều khókhăn; trao học bổng trị giá 220 triệu đồng tặng 220 thiếu nhi là con các chiếnsĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảo, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nỗlực vượt khó, học giỏi và phát động phong trào Kế hoạch nhỏ trong toàn thểthiếu nhi thành phố, đóng góp vào chương trình "Vì biển đảo quê em".

(Nguồn: Thắp sáng ước mơ…//Báo Nhân dân. – ngày 12/11/2012. – Tr. 3)

10. Những vòng xoay làm lại cuộc đời

Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Hải Phòng, thuộc Tổng độiThanh niên Xung phong - Thành đoàn Hải Phòng luôn tìm ra những hướng đi mớigiúp học viên có được công việc ổn định sau khi rời “mái ấm” này. Tại Hội thithực hiện Nghị quyết liên tịch số 03 về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túytrong thanh thiếu niên” khu vực phía Bắc vừa qua (do Bộ Công an và Trung ươngĐoàn tổ chức), nhiều khách tham quan đến từ các tỉnh bạn hết sức ấn tượng bởigian trưng bày sản phẩm gốm của học viên Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội HảiPhòng. Những sản phẩm gốm mang thương hiệu “Made in Gia Minh” có sự tinh xảochẳng thua kém sản phẩm từ các lò gốm nổi tiếng khác. Anh Phạm Văn Tùng - ngườiphụ trách xưởng gốm bộc bạch: “Hơn 20 “nghệ nhân” của xưởng đều là học viên củaTrung tâm. Thực ra, anh em học viên nhiều người rất khéo tay, tỉ mỉ và có kiếnthức về điêu khắc, hội họa, nhưng trước đây Trung tâm chưa biết cách khai thácnhững “sở trường” này. Sau nhiều lần cân nhắc, đến tháng 11/2010, lãnh đạoTrung tâm quyết định mở xưởng sản xuất gốm sứ, vừa tạo việc làm, vừa góp phầngiáo dục hành vi nhân cách, thái độ yêu lao động, sự kiên trì nhẫn nại đối vớicác học viên”. Đến nay, sau 2 năm hoạt động, sản phẩm của xưởng sản xuất đadạng về chủng loại, độ tinh xảo cao đáp ứng thị hiếu của khách hàng trên thịtrường. Xưởng bắt đầu nhận được một số đơn hàng sản xuất với số lượng lớn.Những “nghệ nhân” tại Trung tâm này đều có nguyện vọng, sau khi kết thúc điềutrị, được trở thành cộng tác viên cho xưởng gốm để học hỏi thêm những kỹ thuậtlàm gốm và quan trọng hơn là có được việc làm, tránh xa ma túy, làm lại cuộc đời.

(Nguồn: Những vòng xoay…/Đức Mạnh//Quân đội nhân dân online. – ngày 11/11/2012)

11. Cử tri đánh giá cao hoạt động chất vấn tại Quốc hội

Ngày 12/11, qua theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội trên sóng phát thanh và truyền hình, nhiều cử tri đã bày tỏ sựđồng tình cao đối với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sátviệc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ ba; Báo cáo của Chínhphủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chấtvấn tại Kỳ họp thứ hai và thứ ba; phần chất vấn của hai Bộ trưởng đầu tiên. ÔngNguyễn Thọ Dương - Giám đốc Công ty Cổphần kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và xây dựng số 6 (Hải Phòng) cho rằng, phầntrả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã khái quát đượcthực trạng các vấn đề tồn kho bất động sản, giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầngtại các khu đô thị mới, chất lượng các công trình xây dựng, tham nhũng và thấtthoát trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, một số câu hỏi "khó" của cácđại biểu, Bộ trưởng chưa trả lời thỏa đáng, vẫn còn chung chung, chưa trọngtâm. Tình trạng chậm tiến độ của các dự án vẫn chưa được cải thiện đáng kể sovới mọi năm, trong đó, rất nhiều dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầngquan trọng triển khai với tốc độ... “rùa”.

(Nguồn: Cử tri đánh giá…//Báo Tin tức TTXVN. – Ngày 13/11. – Tr. 3+11)

12. Công tác khai báo tai nạn lao động: Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động

Theo thống kê từ Liên đoàn Lao động thành phố, từ năm 2008 đến nay, toàn thành phố xảy ra 639 vụ tai nạn lao động, làm 89 người chết. Riêng 6tháng đầu năm có 4 vụ, làm chết 11 người. Tuy nhiên, những con số này chỉ phản ánh được số vụ tai nạn lao động nặng, gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với nhữngvụ nhỏ, các cơ quan chức năng hầu như không thể tổng hợp, thống kê đầy đủ, dẫntới khó khăn trong việc đề ra biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động. Ông Phạm Văn Căng – Trưởngphòng An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH), việc theo dõi, xử lý các vụ tai nạn lao động ở địa phương còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, trách nhiệm và trình tự,thủ tục khai báo tai nạn lao động được quy định rất rõ ràng trong thông tư số14/2005 của Liên Bộ LĐ-TB&XH – Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Dùvậy, việc thực hiện các quy định này ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố chorằng, việc công khai các vụ tai nạn lao động rất cần thiết, giúp các cơ quanchức năng và chính doanh nghiệp xác định được nguyên nhân dẫn tới tai nạn laođộng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thời gian tới, để công tác thống kê,báo cáo tai nạn lao động tại doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ, các công đoàncần tích cực tuyên truyền, naagn cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, cán bộ làmcông tác này và người lao động. Cùng với đó, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH cần cóbiện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng an toàn, vệ sinh nơi làm việc, phòng ngừa, hạn chế nguy cơ tai nạn lao động…

(Nguồn: Công tác khai báo…/Lê Thành//Thời báo Kinh doanh. - Ngày 13/11/2012. – tr. 10)

II – PHÁP LUẬT

13. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Đề xuất lập cơ quan chống tham nhũng độc lập

Ngày 2/11, tiếp tục thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng và dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều đại biểu đề xuất lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội. Cho ý kiến về công tác này, đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) nói, phải chấn chỉnh kỷ cương, tạo điều kiện rào cản chặt chẽ để công chức, viên chức phải là những người ưu tú. “Việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước cần phải xác định trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử. Khi một người được bổ nhiệm mà vi phạm pháp luật thì phải truy cứu trách nhiệm cả những người tiến cử, đề cử và bổ nhiệm. Có như vậy thì mới chặn đứng được tệ mua quan, bán chức hiện nay” - ông Vân nói. Đáp lại ý kiến của các đại biểu trong buổi thảo luận, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, tới đây, sẽ có phối hợp liên tịch giữa công an, thanh tra, Viện kiểm sát, từ đó xác định rõ các vụ việc kịp thời chuyển cho cơ quan điều tra khi có dấu hiệu vi phạm. Về xử lý trách nhiệm người đứng đầu, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn có điểm không rõ ràng. Ngoài ra, có sự tránh né, nể nang, sợ va chạm và sợ ảnh hưởng thành tích của đơn vị. Cũng thảo luận về chủ đề này, báo Đại Biểu Nhân Dân dẫn một số ý kiến khác nhau của các đại biểu về địa bàn công khai kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân có quyền hạn, chức vụ, cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng) cho rằng, chưa nên công khai tại địa bàn cư trú thường xuyên, vì nếu không có mối quan hệ công tác thì người dân tại nơi cư trú chỉ thuần túy căn cứ vào bản kê khai tài sản, thu nhập để giám sát, phát hiện ra việc kê khai không trung thực, phát hiện tham nhũng hay không. Quy định này của dự thảo Luật sẽ không phát huy được hiệu quả nếu như Nhà nước chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội.

(Nguồn: Luật phòng chống tham nhũng…/Nguyễn Tuấn//Báo Nhân Dân. – Ngày 03/11. – Tr. 4)

14. Luật đất đai (sửađổi): Bịt lỗ hổng tham nhũng và khiếu kiện

Thảo luận tại tổ chiều 6/11 về Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, đang có 9 cái nhất trong đất đai: Nhiều văn bản nhất, đơn thư, khiếu nại tố cáo nhiều nhất, tham nhũng lớn nhất, làm giàu nhanh nhất…Do vậy, sửa luật phải “trám” được hai “lỗ hổng” lớn nhất là tham nhũng và khiếu kiện đông người.Ông Vinh cho rằng, bức xúc lớn nhất thời gian qua là cơ chế nhà nước thu hồi đất và giá đất. Ngoài ra, còn có tình trạng tham nhũng đất đai, khiếu kiện,thực thi pháp luật kém của chính quyền địa phương. Nhiều cán bộ địa chính khôngcó trình độ, có nơi cán bộ văn hóa làm địa chính. Trong luật sửa đổi chưa tạo được đột phá giải quyết những bức xúc hiện tại. Nhiều nội dung chỉ sửa đổi, bổsung chứ chưa phải sửa toàn diện. Luật trao quyền cho nhà nước, nhưng quyền của người sử dụng đất chưa tương xứng”- Ông Vinh nhận xét tổng thể. Đại biểu Vinh cho ý kiến thêm, luật sửa đổi phải giải quyết và bịt được hai “lỗ hổng” lớn hiện nay là tham nhũng và khiếu kiện đông người. Trước thực trạng giá đất đền bù chênh lệch lớn giữa các khu vực giáp ranh, nhiều nơi chỉ cách nhau một bờ ruộng, một số đại biểu Quốc hội nhận định: “Dân không khiếu kiện mới là lạ”. Đạibiểu Trần Ngọc Vinh cho biết, đối với đất giáp ranh thì thu hồi, đền bù đúngluật nhưng vẫn xảy ra khiếu kiện. Chính phủ quy định khung giá từ 1 đến 3 triệu đồng/m2. Hải Phòng áp giá khung cao nhất là 3 triệu đồng/m2, HảiDương áp khung thấp nhất 1 triệu/m2. “Như vậy vẫn đúng luật nhưng người dân HảiDương không đồng tình bởi chỉ cách nhau bờ ruộng mà chênh lệch giá quá lớn”- Ông Vinh nói. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, thu hồi đất theo quyhoạch nhưng khi bồi thường cần tránh tình trạng cùng một đường phố, nhưng đất thu hồi để xây dựng trường học thì Nhà nước áp giá, còn thu hồi để xây dựng thương mại thì giá khác, có mức chênh lệch lớn. Dẫn đến, người dân thắc mắc, khiếu nại. Đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) cùng quan điểm không thể để hai gia đình, thu hồi đất xây trường học áp giá 20 triệu đồng/m2, đất thương mại bồi thường 100 triệu đồng/m2. Ông Trường lưu ý, không chỉ đất giáp ranh giữa các tỉnh mà ngay trong một tỉnh, giáp ranh giữa thị xã và huyện cũng rất phức tạp. “Giá đất thu hồi làm thương mại có chuyện thỏa thuận. doanh nghiệp có cơ chế mềm hỗ trợ cho nhân dân, thế nhưng có trường hợp người tử tế, nghiêm túc đi trước thì thiệt, anh chây ì lại được hỗ trợ thêm gây khiếu kiện”- Ông Trường nói.

(Nguồn: Luật đất đai (sửa đổi)…/Hà Nhân, Nguyễn Tuấn//Báo Tiền Phong. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 1-4)

15. Nhiều cán bộ ngân hàng đối diện pháp luật

Gần đây, nhiều cán bộngân hàng như “ngồi trên lửa” bởi món nợ nhiều tỷ đồng của khách hàng do họquản lý không thể đòi được. Cấp trên thúc ép, nguy cơ mất việc và liên đới sai phạm trong quy trình cho vay, không ít cán bộ ngân hàng phải bỏ trốn hoặc thuê giang hồ đòi nợ... Giữa tháng 10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Thúy Hà (37 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý rủi ro - Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng) bỗng “mất tích”, gây xôn xao giới ngân hàng đất Cảng. Sau đó, nhiều người dân tố cáo đến cơ quan công an bà Hà nợ họ hàng trăm tỉ đồng. Ngôi nhà của vợ chồng bà Hà trên đường Đà Nẵng, TP Hải Phòng luôn có hàng chục chủ nợ túc trực, đóng cửa im ỉm suốt thời gian qua. Một số chủ nợ của bà Hà chobiết, bà này vay tiền của họ với lãi suất cao, nói là để kinh doanh bất động sản. Tin tưởng bà Hà là cán bộ ngân hàng lớn, luôn đi ô tô sang, các chủ nợ đã tin tưởng giao nhiều tỷ đồng, thậm chí có người còn đi vay giúp bà Hà. Một số người thân, thậm chí cả bố mẹ bà Hà cũng giao sổ đỏ cho bà Hà cầm cố ngân hàng vay gần 9 tỷ đồng... Bước đầu, Công an quận Ngô Quyền xác định bà Hà đã bỏ trốn với khoản nợ hàng trăm tỷ đồng. Như đã phản ánh, Công an Hải Phòng cũng đang làm rõ việc bà Lê Thị Vững (ở xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Am) có dấu hiệu chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhữngngười nông dân nghèo, với thủ đoạn vờ giúp vay tiền ngân hàng. Theo cơ quan chức năng, chỉ riêng ở xã Tam Cường, bà Vững đã chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng. Đâylà tổng số tiền nợ Agribank Nam Am của hơn 230 hộ nông dân. Ở một vụ việc khác, mới đây ông Nguyễn Đức M. (Phó Giám đốc một ngân hàng thương mại chi nhánh HảiPhòng) đang đi xe máy trên đường cũng bị 2 đối tượng lao thẳng xe máy vào người. Sau khi gây tai nạn, 2 đối tượng còn lao vào đánh ông M. với lời cảnh cáo liên quan đến hoạt động tín dụng. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ dằn mặt do ông M. từng dừng nhiều hợp đồng tín dụng do một nữ nhân viên tổ chức khai thác, khi phát hiện nhiều sai sót trong quy trình cho vay...

(Nguồn: Nhiều cán bộ…/Lam Khê//Báo Tiền Phong. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 11)

16. Vụ một nghi can công an bị dân vây bắt: Lãnh đạo Công an Hải Phòng không được báo cáo

Chiều 3/11, hàng trăm người dân các xã Tiên Minh, Quang Phục, huyện Tiên Lãng đã vây bắt một nghi can có hành vi đồi bại với hàng loạt trẻ em, đó là Vũ Văn Quỳnh thuộc Công an huyện Tiên Lãng. Về sự việc này, đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố cho biết, chưa nhận được báo cáo từ cấp dưới. Đại tá Đỗ Hữu Ca “lập tức” gọi điện chất vấn Trưởng Công an huyện Tiên Lãng Lê Văn Mải và Phó trưởng Công an huyện Vũ Long. Cả 2 người này đều không trả lời được câu hỏi về lý do tại sao không báo cáo kịp thời. Sau khi xác minh thông tin: Vũ Văn Quỳnh là cháu của một lãnh đạo Công an huyện Tiên Lãng, Giámđốc Công an thành phố đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra (PC45) rút hồ sơ vụ việc từ Công an huyện Tiên Lãng về để điều tra. Chiều 5/11, điều tra viên đã đến làm việc với các nạn nhân. Cháu C.T.T (Trường THPT Toàn Thắng - Tiên Lãng) cho biết: Nhà trường đã cử 2 giáo viên làm người giám hộ và làm chứng cho các em. Vnexpressdẫn lời Thượng tá Phạm Duy Diên (người phát ngôn Công an Hải Phòng) cho biết thêm, cơ quan điều tra thành phố đã vào cuộc thụ lý nghi án này, khi có kết luận chính thức sẽ thông báo để đăng tải thông tin nhiều chiều, khách quan và trung thực theo đúng bản chất sự việc xảy ra.

(Nguồn: Vụ một nghi can…/Việt Hòa//Báo Lao động. – Ngày 6/11/2012. – Tr. 7)

17. Bắt tạm giam nguyên thượng sĩ công an về hành vi dâm ô với trẻ em

Chiều 6/11, thượng tá Phạm Duy Diên - Chánh văn phòng, người phát ngôn của Công an thành phố Hải Phòng cho biết: “Giám đốc Công an thành phố đã quyết định tước danh hiệu Côngan Nhân dân đối với Vũ Văn Quỳnh - nguyên thượng sĩ, công tác tại Công an thịtrấn Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng). Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đồng thời bắt tạm giam Vũ Văn Quỳnh về hành vi dâm ô với trẻ em. Như đã đưa tin, ngày 3/11, quần chúng nhân dân thôn Ngọc Khánh, xã Tiên Minh (huyệnTiên Lãng) vây bắt được đối tượng nghi vấn từng nhiều lần chặn đường, giở trò đồi bại với nhiều cháu học sinh. Khi đưa Quỳnh về trụ sở Công an huyện Tiên Lãng thì có 4 cháu học sinh cùng đến tố cáo Quỳnh chính là kẻ đã có hành vi đồi bại. Theo Thượng tá Diên, sáng 7/11, đại tá Nguyễn Văn Sóng - Phó Giám đốc Công an thành phố sẽ về trụ sở UBND xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng để nghe nhân dân phản ánh tình hình an ninh trật tự địa phương. Nếu công an xã, huyện không nghiêm túc giải quyết các yêu cầu của nhân dân, để tình hình phức tạp thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.

(Nguồn: Bắt tạm giam /Việt hòa//Báo Lao động. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 7

18. Đại đức Thích Giác Nghiên chùa Cao Linh độ người xuất gia trái giới luật

Trong thời gian được Thành Hội Phật giáo Hải Phòng giao trụ trì chùa Cao Linh, ngoài việc bán đất lập nghĩa trang trong chùa, Đại đức Thích Giác Nghiên còn có hàng loạt các vi phạm được xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định của Giới Luật, có dấu hiệu ly khai khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo xác minh của Thành hội Phật giáo Hải Phòng, năm 2011, Đại đức Thích Giác Nghiên đã tự thu nhận đệ tử, tự tổ chức truyền giới cho nhiều người mà không báo cáo Ban đại diện Phật giáo huyện An Dương. Khi tiếp nhận các đệ tử này, Đại đức Thích Giác Nghiên cũng không yêu cầu những người tự nguyện xuất gia làm hồ sơ nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và phải được chấp thuận của chính quyền nơi họ sinh quán, nơi cư trú theo quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Trong thời gian những đệ tử này tu tập tại chùa Cao Linh, đại đức Thích Giác Nghiên cũng không làm thủ tục khai báo tạm trú cho các đệ tử với UBND xã Bắc Sơn theo quy định của pháp luật. Tại thời điểm thu nạp đệ tử, đại đức Thích Giác Nghiên mới được 5 tuổi hạ. Thu nạp để tử chưa được bao lâu, những đệ tử chưa được đào tạo đầy đủ về Giới luật, cuối năm 2011, một mình đại đức Thích Giác Nghiên nhanh chóng tổ chức Đàn giới truyền giới Tỳ Kheo tăng (Sư ông) và giới Sa di (Sư bác) một cách tùy tiện cho những đệ tử này. Theo Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hải Phòng, quy định của Giới luật về việc truyền giới phải được báo cáo Thành hội Phật giáo Hải Phòng, phải được tối thiểu bốn vị tỷ kheo trong Thành hội Phật giáo Hải Phòng chấp thuận. Sở dĩ Giới luật quy định chặt chẽ việc thu nạp để tử phải được Tăng đoàn chấp nhận ngoài mục đích kiểm nghiệm tư cách người thầy để đảm bảo tương lai cho những người sẽ xuất gia, tu tập dưới sự hướng dẫn và giáo dục của thầy tỷ kheo, Phật chế quy định điều này còn nhằm mục đích duy trì sự hòa hiệp trong Tăng đoàn. Chưa hết, sau khi truyền giới, đại đức Thích Giác Nghiên còn tổ chức cho các đệ tử là Tỷ khiêu đi khất thực tại xã Bắc Sơn là trái với Nội quy Ban Tăng sự T.Ư Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Ngoài những vi phạm kể trên, trong thời gian trụ trì tại chùa Cao Linh, Thành hội Phật giáo Hải Phòng đã chỉ ra hàng loạt các vi phạm của đại đức Thích Giác Nghiên như: Phát ngôi coi thường chư tăng trong Giáo hội; tùy tiện mở Niệm Phật đường trái pháp luật. Ngoài ra, tại chùa Cao Linh cũng như cơ sở Niệm Phật đường, đại đức Thích Giác Nghiên còn cho treo các biển "Nhân Gian Phật Quốc" ngay trên các biển hiệu của nhà chùa. Xác định các hành vi sai phạm của đại đức Thích Giác Nghiên, Ban Trị sự Thành hội Phât giáo Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị mở rộng gồm 35 Chánh, Phó, Thư ký Ban Đại diện Phật giáo các quận huyện có sự tham dự của các cấp Chính quyền, Mặt trận, ban ngành Thành phố để giải quyết những sai phạm của đại đức Thích Giác Nghiên. Thượng tọa Thích Quảng Tùng, Trường Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hải Phòng cho biết, đây là Hội đồng Yết Ma để xét xử các lỗi vi phạm của Đại đức Thích Giác Nghiên; hội nghị này đã lấy ý kiến biểu quyết, thống nhất hình thức kỷ luật tẩn xuất (khai trừ) đại đức Thích Giác Nghiên ra khỏi Giáo hội Phật giáo Hải Phòng, chấp hành đúng với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

(Nguồn: Đại đức Thích Giác Nghiên //Báo Pháp luật Việt Nam. – Ngày 30/10/2012. – Tr. 8+9)

19. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xi măng Vicem Hải Phòng: Vụ chết người uẩn khúc và nội tình doanh nghiệp

Từ tháng 7/2012 đến nay, các cơ quan chức năng liên tục nhận được đơn thư, ý kiến phản ánh những khuất tất, gian dối trong mua bán, sản xuất kinh doanh và đặc biệt là vụ tai nạn lao động gây chết người thương tâm ngày 16/7... xảy ra tại Nhà máy Xi-măng Hải Phòng (nay là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xi-măng Vicem Hải Phòng). Theo tờ "Khai báo tai nạn lao động" của Công ty Xi-măng Vicem Hải Phòng, "khoảng 8 giờ 30 ngày 16/7, tháp điều hòa xưởng lò nung bị tắc. Ông Hoàng Vũ Trường, Quản đốc phân xưởng lò trực tiếp cùng 4 công nhân thông tắc. Đột nhiên có một lượng bột phụt qua lỗ thông gây bụi mù mịt. Ông Trường tránh bụi nên ngã khỏi lan can tháp điều hòa ở độ cao 6 - 7m. Ông Trường được cấp cứu, nhưng do bị sang chấn quá mạnh nên đã chết trên đường đến bệnh viện". Sau khi chôn cất, ma chay cho chồng xong, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (Lê Chân) viết đơn gửi đến Công ty Vicem Hải Phòng và các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết oan ức của chồng bà. Theo bà Huyền thì nguyên nhân chồng bà chết không đúng như ý kiến xác nhận của Công ty, càng không đúng như tờ "Khai báo tai nạn lao động" mà Công ty Vicem Hải Phòng lập gửi đến Sở LĐ-TB&XH, Công an huyện Thủy Nguyên. Anh em công nhân cùng làm việc với chồng bà cho biết: Trước khi tiến hành thông tắc, chồng bà đã báo cáo trước với Phòng Điều hành trung tâm là sẽ tiến hành kiểm tra hiện tượng tắc lò. Trong khi chồng bà và anh em đang thông tắc trên lò cao thì thiết bị phân tích khí ở tháp trao đổi nhiệt bị lỗi, vì thế Phòng Điều hành trung tâm cho dừng lò chủ động (lúc 10 giờ 05), chứ không phải "đột nhiên có một lượng bột phụt ra qua lỗ gây bụi mù mịt". Theo tài liệu điều tra, xác minh của Công an huyện Thủy Nguyên thì việc tắc tháp điều hòa của xưởng lò là "Do quá trình vận hành lâu ngày, tháp điều hòa bị bụi khí dư kết thành mảng dầy bám dính vào thành tháp làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm". Vậy, Giám đốc, người sử dụng lao động làm gì, đi đâu mà không cho kiểm tra định kì để tháp điều hòa bị "bụi khí dư kết thành mảng dầy" dẫn đến tắc lò như vậy? Có ý kiến của cơ quan chuyên môn nêu rằng: "Hiện tượng tắc bụi liệu tại đáy tháp điều hòa đã xảy ra từ ngày 14- 15/7 thì gần như tắc hẳn, bột liệu không xuống nữa". Vậy Giám đốc (người sử dụng lao động) có biết không và đã có biện pháp gì, ý kiến chỉ đạo thế nào? Nếu Giám đốc không biết thì phải xử lí Giám đốc như thế nào? Vụ tai nạn lao động gây chết người nêu trên, lỗi là do Giám đốc. Do vậy, Giám đốc phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về để mất an toàn lao động gây chết người. Thế nhưng sau khi ông Trường chết, ông Giám đốc không thăm hỏi, không trả lời nguyên nhân dẫn đến cái chết đau đớn, thương tâm của chồng bà Huyền. Hai tuần sau, khi bà Huyền có đơn gửi đến các cơ quan chức năng thì ngày 27/7, Công đoàn Công ty Xi-măng Vicem Hải Phòng mới có văn bản đề nghị với Tổng Giám đốc về việc thành lập "Ban thăm hỏi gia đình đồng chí Hoàng Vũ Trường". Đến nay đã hơn ba tháng, gia đình bà vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời từ phía Công ty và các cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra cái chết của ông Trường, quản đốc phân xưởng lò. Theo đơn tố cáo của cán bộ công nhân viên nhà máy và những đơn vị, cá nhân có quan hệ kinh doanh với Công ty Xi-măng Vicem Hải Phòng thì: Cả năm 2010 và tháng 1/2011, Giám đốc cũ, vẫn kí hợp đồng mua phụ gia ba-zan với giá 225.000 đồng/tấn. Thế nhưng, đến tháng 3/2011 ông Trần Duy Sơn về làm Giám đốc, lại kí hợp đồng vẫn nhà cung cấp cũ nhưng với giá 254.000 đồng/tấn, số lượng 7275,06 tấn, tổng số tiền 1.847.865.240 đồng. Tháng 4 và 5 vẫn nhà cung cấp Hà Thành, lại được ông Sơn nâng giá lên 304.700 đồng/tấn. Trong khi đó, cùng thời điểm, cùng một mặt hàng nhà cung cấp Thái Hà chỉ được trả 280.000 đồng/tấn. Đến tháng 6, nhà cung ứng Hà Thành vẫn được trả 304.700 đồng/tấn, còn nhà cung ứng Thái Hà giá vẫn là 280.000 đồng/tấn. Tháng 7 và 8, giá nhập vào vẫn như tháng 6. Song các tháng 10, 11 và 12/2011, không hiểu nguyên nhân vì sao, giá ba-zan của Hà Thành lại tụt xuống bằng giá với Thái Hà là 280.000 đồng/tấn. Thống kê cho thấy, tổng số tiền nhập phụ gia ba-zan năm 2011 so với năm 2010 đã chênh vượt lên tới hơn 11 tỉ đồng. Việc này, gây bức xúc trong dư luận và bất bình trong cán bộ công nhân viên.

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên…/Hoài Thu//BáoVăn nghệ trẻ. – Ngày 04/11. – Tr. 22)

20. Bắt giam cựu phó văn phòng huyện An Dương

Chiều 7/11, lãnh đạo huyện An Dương cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện An Dương đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Khúc Thanh Hải (32 tuổi, ở thôn Cách Thượng, xã Nam Sơn, huyện An Dương). Ông Hải bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước. Trước đó, với chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND huyện An Dương, ông Hải đã tổ chức làm giả nhiều giấy tờ nộp tiền để làm giả hồ sơ cấp Giấy Chứng nhận quyền sở dụng đất nhằm trục lợi. Việc vi phạm pháp luật của ông Hải bại lộ và cơ quan điều tra vào cuộc. Ngày 28/10, UBND huyện An Dương đã có quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng của ông Hải và sau đó vài ngày ông Hải bị bắt. Hiện, ông Hải đang bị tạm giam 4 tháng để phục vụ công tác điều tra.

(Nguồn: Bắt giam…/ Lam Khê//Báo Tiền Phong online. – Ngày 7/11/2012)

21. Bô lão Hải Phòng kiến nghị đòi đất đình

Trong đơn gửi Báo Thanh Niên, các bô lão làng cổ Lạc Viên, quận Ngô Quyền cho biết, sau hơn 20 năm kiến nghị đòi đình nhưng đến nay tâm nguyện mới đạt được một nửa. Theo hồ sơ, năm 1960, UBND quận Ngô Quyền mượn đình Lạc Viên để mở lớp xóa mù chữ. Năm 1991, đình xuống cấp nên các phụ lão trong làng làm đơn xin lại đình để tôn tạo. Ngày 14/8/1991, UBND quận ra quyết định trả lại đình theo nguyên trạng và chia làm hai bước. Bước 1, trả lại đình và một phần sân rộng 622m2. Bước 2, sẽ trả 458m2 đất phía trước đình. Tuy nhiên, sau đó chỉ có đình và sân đình được trả lại cho người dân tu bổ, thờ tự. 458m2 trên biến thành Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Ngô Quyền. Năm 200, Sở địa chính lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm này. Trước kiến nghị chính đáng của các bô lão, UBND thành phố khằng định sẽ di dời Trung tâm giáo dục thường xuyên để trả đất cho đình. Nhưng đến nay dù các bô lão đã gửi đơn đến hàng chục cơ quan có thẩm quyền của thành phố nhưng gần 500m2 đất của đình vẫn chưa được trả lại. Ông Đỗ Thế Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, UBND quận Ngô Quyền, Sở Nội vụ đã họp để bàn phương án sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên vào trường dạy nghề của quận để trả lại đất cho đình. Về vấn đề này, ông Trịnh Quang Trường – Chánh văn phòng UBND quận khẳng định: UBND quận đang làm thủ tục trình thành phố phương án sáp nhập hai trường, trả lại đất cho đình Lạc Viên.

(Nguồn: Bô lão Hải Phòng…/Thiên Bình//Báo Thanh niên. – Ngày 7/11. – Tr. A)

22. Về hưu cũng phải chịu trách nhiệm

Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng Trần Ngọc Vinh đề nghị, cần quy định: khi thanh tra, phát hiện dự án treo, để đất hoang hóa thì phải làm rõ trách nhiệm của người ký, kể cả người này đã nghỉ hưu hay chuyển công tác. Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo An Ninh Thủ Đô mới đây, ông Vinh cho rằng, có nhiều lý do để thời gian qua có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai. Một trong số đó là giá đền bù đất giải phóng mặt bằng trên cùng một địa bàn không thống nhất. Hiện, chúng ta đang áp dụng giá điều chỉnh hàng năm, đây là khoảng thời gian rất ngắn, nên xảy ra tình trạng chị A nhận tiền đền bù vào tháng 11 năm trước thấp hơn hẳn anh B nhận tiền đền bù vào tháng 1 năm sau. Cách nhau có 3 tháng mà rất thiệt thòi, nên đi khiếu kiện. Theo đại biểu Vinh, chính sách về giá đất phải ổn định từ 3-5 năm. Đại biểu chia sẻ thêm, tại thời điểm thu hồi đất phải tính theo giá thị trường và nhất quán thực hiện từ đầu đến cuối. Ví dụ: Một hộ gia đình có nhà trong ngõ, diện tích 40m2. Thế nhưng khi đền bù chỉ được nhận chừng 100 triệu đồng. Gia đình này muốn mua đất tái định cư, mà giá mảnh đất đó lại lên tới 300 triệu đồng, vậy làm sao người ta mua nổi và sẽ sinh ra tình trạng “bán lúa non”. Ví dụ thứ hai rất điển hình: người nông dân có khoảnh đất nông nghiệp khoảng 2 sào, hàng ngày vẫn sản xuất ra nông sản, bán đi kiếm sống. GPMB, lấy đất của họ, đền bù thấp và không tạo công ăn việc làm. Người nông dân đem tiền đi mua tivi, tủ lạnh, xe máy… thế là hết tiền. Trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã đặt vấn đề, đối với những trường hợp như trên thì nhà nước phải hỗ trợ bù giá, giúp dân có đất tái định cư. Khi nói về những dự án dang dở, đất đai để hoang hóa hoặc sai mục đích sử dụng , đại biểu Vinh cho rằng, cần phải rà soát lại một cách tổng thể, kỹ lưỡng tất cả các dự án đó và cương quyết tổ chức thu hồi nếu quá thời hạn. Quỹ đất dư thừa để làm khu tái định cư phải được đưa lên sàn để mời thầu, tránh việc đi “ngầm”. Nếu vướng mắc trong việc chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng thì nhà nước cần đền bù cho doanh nghiệp. Về trách nhiệm của người cấp, ký những dự án này cần phải được quy định rõ. “Cán bộ cấp, ký dự án thì đồng nghĩa có trách nhiệm thanh tra kiểm tra cho tới nơi tới chốn. Chế tài hiện nay chưa rõ chỗ này. Cần đưa ra quy định, kể cả cán bộ đã về hưu hoặc thay đổi công tác, nhưng khi thanh tra, rà soát lại mà phát hiện vi phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – đại biểu Vinh nói

(Nguồn: Vê hưu cũng phải chịu…/Cao Minh//Báo An ninh thủ đô. – Ngày 8/11)

23. Xử lý nghiêm vụ thượng sĩ dâm ô:Trả lại bình yên cho vùng quê

Liên quan vụ cựu thượng sĩ Vũ Văn Quỳnh (Công an thị trấn Tiên Lãng) vừa bị Công an thành phố Hải Phòng bắt giam về hành vi dâm ô đối với hàng loạt nữ sinh, sáng 7/11, đại tá Nguyễn Văn Sóng (Phó Giám đốc Công an Hải Phòng) cùng đại diện các phòng chức năng về trụ sở UBND xã Tiên Minh, Tiên Lãng lắng nghe cán bộ, nhân dân phản ánh vụ việc. Gần 8 giờ ngày 7/11, hàng chục người dân xã Tiên Minh đến cổng UBND xã đề nghị được vào dự hội nghị, song đều bị công an xã Tiên Minh và Công an huyện Tiên Lãng không cho vào. Đáng chú ý, ông Cao Văn Hoản (41 tuổi, bố cháu Cao Thị Th. – một nạn nhân của thượng sĩ Quỳnh) cũng không được dự họp. Cánh phóng viên báo chí cũng bị “cấm cửa”. Kết thúc hội nghị, ông Đỗ Văn Lân (50 tuổi, Trưởng thôn Ngọc Khánh, xã Tiên Minh, một đại biểu dự họp) cho biết, tại hội nghị, lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng nghe phản ánh của cán bộ, nhân dân về lực lượng công an tại cơ sở. Hội nghị có khoảng 60 người đến dự, hầu hết là cán bộ đầu ngành của xã và huyện, có 10 người dân nhưng gần như không có ai là phụ huynh của con em nạn nhân. “Cuộc họp chủ yếu xoay quanh tình hình an ninh trật tự chung của địa phương trong đó có việc xử lý Vũ Văn Quỳnh. Lãnh đạo Công an thành phố khẳng định sẽ xử lý vụ việc thật nghiêm minh, công bằng” - ông Lân nói. Được biết, đối tượng Quỳnh là cháu của một phó trưởng Công an huyện Tiên Lãng. Tốt nghiệp cấp 3, Quỳnh đi lính nghĩa vụ, đầu quân tại công an quận Hải An. Trong số các nữ sinh tố cáo từng bị thượng sĩ Quỳnh dâm ô, em Nguyễn Thị Q. (16 tuổi, ở xã Quang Phục) cho biết đã 2 lần bị Quỳnh xâm hại. Gia đình Q. cho biết họ đã trình báo sự việc ra Công an xã Quang Phục và Công an huyện Tiên Lãng, song vụ việc chìm vào quên lãng...

(Nguồn: Xử lý nghiêm…/Lam Khê, Phương Thanh//Báo Tiền Phong. – Ngày 8/11/2012. – Tr. 11)

24. Rạch ròi, công khai để giảm thiểu khiếu kiện

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) vừa có cuộc trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết về những bấtcập trong giải quyết khiếu nại tố cáo lĩnh vực đất đai và những nguyên nhânkhiến khiếu kiện kéo dài. Theo đại biểu Vinh, việc thu hồi giải phóng mặt bằngcác nơi đều làm đúng luật nhưng hàng năm lại để chính quyền các địa phương quyđịnh giá đất. Việc quy định giá đất thời hạn một năm là rất ngắn, năm nay nhưthế này, năm sau lại cao hơn. Do vậy khi giải phóng mặt bằng của năm nay nhưngvẫn áp dụng giá của năm cũ mà trong thời điểm đó giá đất lại cao hơn mấy lầnnên số người đã nhận đền bù của đợt trước không chấp nhận và có đơn thư khiếukiện. Đấy là bất hợp lý thứ nhất. Bất hợp lý thứ hai là đất vùng giáp ranh. Ví dụ mức trần thấp nhất nhà nước quy định là 5 triệu đồng/m2, cao nhất là 10 triệu đồng/m2 nên khi thực hiện người ta đền bù 5 triệu cũng được mà 10 triệu cũng không sao. Vẫn là đúng luật. Ví dụ việc sử dụng đất vùng giáp ranh ở Hải Dương áp dụng giá này mà chỉ cách nhau có một con sông thôi, Hải Phòng lại áp dụng một giá khác cũng gây ra mâu thuẫn. Đấy là những điều bất hợp lý. Để giải quyết những khúc mắc này, theo đại biểu thời gian định giá cần giữ cho ổn định ít nhất phải từ 3 đến 5 năm. Chứ nếu cứ điều chỉnh giá đất hàng năm là không hợp lý với tình hình hiện nay. Liên quan đến khiếu nại tố cáo về đất đai, đại biểu bày tỏ quan điểm rằng, hiện nay chúng ta đã có Luật Khiếu nại và tố cáo. Những quyết định hành chính về đất đai đã được ban hành bây giờ phải rà soát, xem lại và đề nghị khi Luật khiếu nại tố cáo có hiệu lực từ 1/7 thì Chính phủ phải kịpthời ra những thông tư, hướng dẫn kịp thời liên quan đến đất đai vì sau tổng kết 70% những khiếu nại tố cáo của người dân có liên quan đến đất đai, và lợi dụng đất đai tham nhũng. Nói về trách nhiệm của những người để dự án chậm thựchiện, đại biểu Vinh cho biết, phải quy định trách nhiệm trong việc thanh tra kiểm tra để khi dự án không thực hiện được thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Nhưng chế tài quy định trách nhiệm vẫn chưa được chặt chẽ và chưa cótính răn đe. Trong Luật Đất đai cần quy định kể cả khi về hưu, hoặc thay đổi công tác mà thanh tra lại thấy anh vi phạm vẫn phải đưa ra xét xử theo phápluật.

(Nguồn: Rạch ròi, công khai…/Hoài Vũ, Anh Vũ//Báo Đại đoàn kết. – ngày 8/11/2012. – Tr. 10)

25. Đình chỉ giám đốc chi nhánh và hai cán bộ Ngân hàng NN&PTNT

Liên quan đến việc bà Lê Thị Vững (xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo) - cán bộ tín dụngcủa ngân hàng NN&PTNT Hải Phòng chi nhánh Nam Am bị hơn 230 người dân ởhuyện tố cáo có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, Ngân hàngNN&PTNT Hải Phòng vừa quyết định tạm đình chỉ công tác đối với lãnh đạo vàcán bộ chi nhánh Nam Am để làm rõ sai phạm gồm ông Bùi Thanh Tịnh - Giám đốcchi nhánh, bà Phạm Thị Hồng - Phó phòng phụ trách kế hoạch, kinh doanh và bàVững. Công an Hải Phòng cũng nhanh chóng vào cuộc để điều tra làm rõ các saiphạm của những cán bộ chi nhánh ngân hàng này nhằm sớm ổn định tình hình, anninh trật tự nông thôn. Như Tiền Phongđã thông tin, với cách “ra tay” giúp người cùng làng, người thân quen thủ tụcvay tiền, bà Vững đã bị hơn 230 hộ nông dân tố cáo là họ đã bị bà lừa hàng chụctỉ đồng. Vụ tố cáo lừa đảo này đang làm rúng động miền quê nghèo thuần nôngVĩnh Bảo. Theo cơ quan chức năng đến nay, chỉ tính riêng số nạn nhân ở xã TamCường là hơn 230 gia đình nông dân. Các nạn nhân này đều tố cáo là đã bị ghikhống số nợ và thậm chí không vay cũng thấy tên trong danh sách nợ của ngânhàng NN&PTNT chi nhánh Nam Am.

(Nguồn: Đình chỉ/Lam Khê//Báo Tiền Phòng. – Ngày 16/11. – Tr. 15)

26. TAND quận Đồ Sơn: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2012, TAND quận Đồ Sơn đã xây dựng kế hoạch,phấn đấu giải quyết các loại án đạt tỷ lệ cao, đảm bảo đúng người, đúng tội,đúng pháp luật. Trong năm 2012, Tòa đã thụ lý tổng số 115 vụ án các loại, đãgiải quyết 113 vụ, đạt tỷ lệ 98,2%. Các vụ án đều được xét xử đúng người, đúngtội, đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời, không để xảy ra oan sai, không bỏlọt tội phạm. Cũng trong năm, TAND quận đã phối hợp với các ngành nội chính ĐồSơn đưa ra xét xử 5 vụ án hình sự điểm, lưu động tại các phường Bằng La, VạnSơn… Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thưc chấp hành pháp luật chonhân dân. Mặc dù đã đạt nhiều kết quả khả quan, song, TAND quận Đồ Sơn vẫn gặp phải một số khó khăn như: Thiếu cán bộ phục vụ công tác chuyên môn, thiếu kinh phí hoạt động… Thời gian tới, TAND quận sẽ đề ra những phương hướng, kế hoạchcụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm 2013.

(Nguồn: Tòa án nhân dân…/Việt Trung//Báo Công lý. – Ngày 16/11. – Tr. 5)

27. Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2012: Quyền con người được mở rộng

Qua một ngày rưỡi thảo luận tại kỳ họp thứ 4, các đại biểu đãthống nhất rằng, qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trong bối cảnh tìnhhình Quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp, cần sửa đổi Hiếnpháp cho phù hợp. Tán thành với nhiều ý kiến khác, đại biểu Lê Thanh Vân (HảiPhòng) cho rằng, việc bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao nên trao cho Chủtịch nước để đảm bảo tính linh hoạt. Dự kiến, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽđược đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ 1/1/2013 và sẽ được xem xét, thông qua vàokỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.

(Nguồn: Quốc hội dự thảo…//Báo Kinh tế nông thôn. – Ngày 19/11. – Tr. 3)

III – AN NINH - TRẬT TỰ

28. Cứu người trong bão dữ

Có mặt tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải khi bão số 8 vừa đi qua, phóng viên không khỏi bàng hoàng trước sức tàn phá của cơn bão được đánh giá là bất thường, với đường đi khó dự đoán. Cây cối, cột điện đổ ngổn ngang, những ngôi nhà bị tốc mái trơ khung dầm sắt và hàng loạt các bè dịch vụ trên bến Bèo, vịnh Cát Bà, vịnh Đồng Hồ… chìm và vỡ nát dập dềnh trên sóng biển. Bão đã qua, người dân nơi đây lại tập trung lo khắc phục hậu quả củ bão để ổn định cuộc sống. Nhưng mọi người vẫn tấm tắc khen ngợi những tấm gương dũng cảm, vượt mọi hiểm nguy, cứu người gặp nạn trong bão dữ của các chiến sĩ biên phòng nơi đây. Một trong những tấm gương sáng đó là Đại úy Nguyễn Lương Long – đội trưởng đội tàu, thuyền trưởng tàu cứu nạn BP 020602 của Đồn biên phòng Cát Bà. Anh đã không quản ngại đêm tối, mưa bão nguy hiểm, cùng đồng đội vượt sóng to, gió lớn cứu 10 người trên biển đưa vào bờ an toàn, trong đó có một cháu nhỏ 14 tháng tuổi và một phụ nữ…

(Nguồn: Cứu người…/Bích Diệp//Báo Công an nhân dân. – Ngày 02/11. – Tr. 3)

29. Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả bão số 8

Ngày 3/11, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng đã thông báo con số thống kê thiệt hại của bão số 8 gây ra cho Hải Phòng lên tới 997 tỷ đồng. Theo đó, bão số 8 đã bất ngờ đổ bộ vào Hải Phòng khiến hai người thiệt mạng là anh Nguyễn Văn Tình (sinh năm 1987, trú tại Cát Bà và anh Ngô Bá Quang, sinh năm 1971, trú tại Nam Định), thuyền viên tàu Hùng Khánh bị đắm trong vịnh Cát Bà. Bão còn làm 10 người khác bị thương, 56 người khác bị trôi dạt trên biển đã được các lực lượng cứu hộ đưa vào bờ an toàn... Bão cũng khiến 136 ngôi nhà bị đổ, hơn 10 nghìn ngôi nhà, 1.500 trang trại, hàng trăm trụ sở cơ quan, nhà văn hoá, trạm y tế, trường học... bị tốc mái; 14 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, đổ. Trong đó, hơn 5.600 ha hoa màu bị hư hỏng không có khả năng phục hồi, hơn 70 nghìn cây ăn quả và 200 nghìn cây xanh bị gãy đổ; bốn nghìn ha nuôi trồng thuỷ sản bị hư hại; hơn 202 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết; 1.700 tấn phân đạm bị ngập nước; gần 100 tàu thuyền, bè dịch vụ trên biển bị chìm, nhiều công trình đê, kè, cống trên các tuyến đê biển Cát Hải, đê hữu Thái Bình; đê tả Thái Bình, đê tả Văn Úc, đê hữu sông Luộc... bị sạt lở. Cùng với đó là nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện lực... bị hư hỏng. Trong đó, có 83 đường dây điện gặp sự cố, 863 cột điện bị gãy đổ, 115 cột viễn thông, trạm phát sóng bị hư hại, bốn bến phà , tám trạm quản lý sông, trạm điều tiết cầu bị hư hại... Ngay sau khi bão tan, Thường trực Thành uỷ, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương huy động các nguồn lực xử lý các công trình bị hư hại, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Đến ngày 3/11, toàn thành phố đã có gần 4.500 ha lúa bị ngập đổ do bão được thu hoạch và buộc dựng lại, gần ba nghìn ngôi nhà được sửa chữa, lợp lại mái sau bão. Ngành NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp khẩn trương sửa chữa, gia cố các tuyến đê bị hư hỏng nặng do bão như đê biển Cát Hải, đê hữu Thái Bình; đê tả Thái Bình, đê tả Văn Úc, đê hữu sông Luộc... xong trước ngày 10/11. Đồng thời, hướng dẫn bà con nông dân các địa phương tiêu úng, cứu lúa và hoa màu, tiêu độc khử trùng phòng dịch trang trại chăn nuôi, gia cố đầm ao tiếp tục nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt... Huyện Kiến Thụy đã buộc dựng 400 ha lúa mùa muộn bị đổ, trục vớt chín phương tiện tàu bị chìm, dọn dẹp và sửa chữa nhanh trường học hư hỏng, tạm bố trí cho học sinh học ở đình làng. Huyện Tiên Lãng tổ chức tiêu thoát nước nhanh và đã cơ bản không còn tình trạng hoa màu ngập úng. Nông dân đã thu hoạch nhanh 500 ha lúa đã chín bị ngập đổ. Huyện hỗ trợ 3.500 tấn ngô giống, 127 tấn giống rau, 200 tấn khoai tây giúp bà con nông dân khôi phục sản xuất vụ đông. Hơn hai nghìn ngôi nhà tốc mái đã được sửa sang, giúp người dân ổn định cuộc sống. Huyện An Dương hỗ trợ nông dân thu hoạch được 3.000 ha lúa bị ngập đổ, cấp 684 kg hạt giống rau vụ đông và hỗ trợ 6 triệu đồng/ hộ đối với bảy hộ dân có nhà bị sập do bão. Huyện Thuỷ Nguyên đã hoàn thành thu hoạch 140 ha lúa bị ngập đổ do bão, hỗ trợ 486 kg hạt giống vụ đông cho nông dân vùng chuyên canh màu. Các trường học của xã Gia Đức, Gia Minh, Dương Quan bị hư hỏng nặng đang khắc phục. Quận Hải An hỗ trợ người dân sửa chữa 283/300 nhà tốc mái, trục vớt 19 tàu thuyền bị chìm. Quận Kiến An thu hoạch trên 100 ha lúa mùa bị đổ, huy động lực lượng khắc phục nhà bị tốc mái, trường học, doanh nghiệp bị hư hại nặng. Hỗ trợ kinh phí cho một gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn. Dựng, thu dọn 200 cây xanh gãy đổ… Các quận Ngô Quyền, Lê Chân đều hoàn thành việc sửa chữa các nhà dân bị tốc mái, không còn tình trạng ách tắc giao thông do cây đổ. Ngành Giao thông Vận tải khẩn trương khắc phục sự cố đưa các bến phà, cầu phao hoạt động bình thường. Đến nay các tuyến đường đã được giải tỏa vật cản, bảo đảm giao thông. Ngành Xây dựng đã trồng lại 600 cây xanh bị gãy đổ; sửa chữa xong biển báo hiệu giao thông; vận chuyển gần 700 m3 đất cát tràn hè và lòng đường; vận chuyển 6900 m3 rác trên địa bàn các quận....

(Nguồn: Hải Phòng tập trung khắc phục…/Ngô Quang Dũng//Báo Nhân Dân điện tử. – Ngày 03/11/2012)

30. Tình trạng trộm cắp điện qui mô lớn tại Hải Phòng

Theo con số thống kê, hiện công ty Điện lực Hải Phòng đã phát hiện 2 hợp tác xã và nhà máy sản xuất xốp thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Phát tiêu thụ điện năng qua công tơ tổng đã lấy cắp điện từ trạm biến áp. Các hình thức trộm cắp điện này khá tinh vi, phức tạp như câu móc điện trực tiếp vào đường dây điện hạ áp, phá khóa, phá chì hoặc làm giả chì niêm phong của cơ quan kiểm định đo lường chất lượng. Hiện, các cơ quan liên ngành như công an, sở Công thương, thanh tra… đang vào cuộc để làm rõ sự việc. Tại 2 trạm biến áp Dụ Nghĩa 1 và Dụ Nghĩa 2, công tơ tổng của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ điện năng thuộc xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải phòng đã bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện bắt quả tang bên mua điện ăn cắp điện bằng hình thức làm giả niêm phong của cơ quan kiểm định đo lường chất lượng. Trung tá Vũ Văn Dương, phòng An ninh kinh tế, sở Công an, thành phố cho biết: “Qua điều tra ban đầu, chúng tôi xác định có tác động vào công tơ chạy chậm. Theo cơ quan giám định, công tơ cơ thay bánh răng không đúng với chủng loại sản xuất ra. Thứ hai, công tơ điện tử cấy thêm 12 con trở tác động để làm công tơ quay chậm”. Bên cạnh những hành vi trộm cắp điện của Nhà nước, đối với nhân dân dùng điện, tổ quản lý điện thuộc trạm Dụ Nghĩa 1 và Dụ Nghĩa 2 lại dùng mánh của mình để điều chỉnh công tơ quay nhanh, thu tiền của dân vô tội vạ: có những hộ nông dân chỉ sử dụng điện sinh hoạt đơn giản cũng thu lên tới 1,7-1,8 triệu đồng/tháng, gây những bức xúc lớn cho họ. Thực tế cho thấy, các hành vi tự ý thay đổi các chì niêm phong của công tơ điện tử, tác động trực tiếp, gắn các con chíp vào để làm thay đổi vòng quay của công tơ cơ cho quay chậm lại của bên mua điện là Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ điện năng Dụ Nghĩa đã vi phạm hợp đồng mua bán điện và quy định của pháp luật. Những vụ việc trộm cắp điện qua công tơ tổng tại Hải Phòng đã thực sự vi phạm nghiêm trọng Luật Điện lực và hợp đồng mua bán điện, không những làm thất thoát điện năng, hư hại tài sản của ngành điện mà còn làm tăng nguy cơ mất an toàn trong cung ứng và sử dụng điện, thậm chí có thể dẫn tới việc nguy hiểm tính mạng người dân. Đây thực sự là một sự cảnh báo cần được các cấp, ngành, đơn vị các địa phương vào cuộc một các quyết liệt.

(Nguồn: Tình trạng trộm cắp điện… /Kim Thúy//Báo Thanh niên. – Ngày 05/11/2012. – Tr. 2)

31. Kiên quyết thu hồi các dự án bỏ hoang

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển tại cuộc làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về công tác quản lý đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai của các tổ chức trên địa bàn. Theo thống kê, đến nay, Hải Phòng đã cấp 3.725 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, đạt trên 60,8% kế hoạch. Tuy nhiên, do phần lớn chưa được đo vẽ bản đồ địa chính nên công tác cấp giấy chứng nhận cũng như giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn. Sau khi nghe ý kiến của một số cán bộ thành phố, Thứ trưởng Hiển chỉ đạo, thành phố Hải Phòng cần tiếp tục rà soát, loại bỏ những văn bản, thủ tục không còn phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với những dự án bỏ đất hoang, cần kiên quyết thu hồi để lấy đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng như bệnh viện, trường học…

(Nguồn: Kiên quyết thu hồi… /Mạnh Thắng//báo Nông thôn ngày nay. – Ngày 03/11. – Tr. 10)

32. Nghề cái bang ở phố

Giả nghèo, giả tật nguyền để ăn xin, thậm chí ăn xin để làm giàu từ lâu đã trở thành một nỗi nhức nhối trong xã hội. Ở nhiều lễ hội, khu di tích, các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng... những người hành nghề này còn nghĩ ra nhiều chiêu trò để đánh vào lòng trắc ẩn, gây ra những hình ảnh xấu đối với xã hội và cũng ảnh hưởng đến những người nghèo khổ thật sự, cần được giúp đỡ. Tại khu vực chợ Hàng (Hải Phòng) và dọc đường Quốc lộ 5 người ta dễ thấy những “cặp đôi hoàn hảo”, một thì bò lê dưới đất, một cầm sợi dây buộc từ cổ người bò kia kéo đi để kiếm ăn. Trong đó, phản cảm nhất mà hình ảnh bà già đội nón mê kéo sợi dây vải được buộc vào cổ một thanh niên bò quềnh quàng dưới mặt đất tại chợ Hàng. Chiếc chậu nhựa đựng tiền lẻ trước mặt cũng được đẩy theo để mỗi ai thương tình thì bố thí. Người thanh niên đang bò kia còn khá trẻ, không hề bị khiếm khuyết, nhưng anh ta đã rất kỳ công trong việc dùng áo cũ bọc kỹ hai cánh tay và hai đầu gối để khi bò không bị trầy xước, đỡ đau. Cũng nhếch nhác bẩn thỉu, người dân khu chợ Hàng Kênh còn quen hình ảnh nhiều người dùng áo cũ rách quấn đầy quần lên người và bò lê dưới đất bẩn, cạnh họ là một đứa trẻ còn đỏ hỏn, được đặt trên chiếc bao tải nhỏ. Người lớn bò đến đâu cũng kéo đứa trẻ theo đến đó. Họ cũng không quên đặt cái chậu nhựa trước mặt. Người qua lại không chú ý lắm đến người đàn ông bò lê la này nhưng rất thương đứa bé còn đỏ hỏn, mới sinh ra đã phải chịu thiệt thòi, bị đưa ra làm vật “nhử tiền”…

(Nguồn: Nghề cái bang…/Dương Khánh Thảo//Báo Sức khỏe & đời sống. – Ngày 02/11/2012)

33. Lại thêm 1 tàu “ma” trôi trên biển Hải Phòng

Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cho biết, cơ quan này đã có công văn gửi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin để yêu cầu xử lý sự cố của tàu New Sun sau cơn bão số 8 trên vùng biển Hải Phòng. Tàu New Sun có quốc tịch Việt Nam, trọng tải toàn phần là 12.668 tấn với chiều dài 136m. Chủ tàu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin, được neo tại khu vực Bến Gót (huyện Cát Hải) từ ngày 13/3 trong tình trạng không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định nên không có đèn, điện, trông giống như một con tàu “ma”. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng nhiều lần gửi công văn, tổ chức các cuộc làm việc với chủ tàu để yêu cầu khắc phục các thiếu sót trên, đưa tàu vào khu neo đậu an toàn, nhưng Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin không thực hiện các yêu cầu trên. Hậu quả, sau cơn bão số 8, tàu New Sun bị sóng đánh, trôi dạt và bị cạn tại vị trí cách đèn biển Ba Lăng 0,5 hải lý. Vị trí tàu bị cạn là nơi rất nguy hiểm vì là khu vực giao nhau giữa luồng hàng hải và đường thuỷ nội địa giữa Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi có rất nhiều tàu thuyền lưu thông. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cũng cảnh báo, nếu tàu New Sun gây ra tai nạn thì Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

(Nguồn: Lại thêm một tàu ma…/H. Hoan//Báo Lao động. – Ngày 05/11/2012)

34. Vụ cháy tàu Hải Phòng - 09: Nhiều khả năng do hở ống dẫn dầu

Chiều 5/11, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) cho biết: Hiện cơ quanchức năng vẫn đang tiếp tục điều tra tìm hiểu nguyên nhân xảy ra vụ cháy tàuHải Phòng - 09. Ban đầu cơ quan chức năng nhận định, vụ cháy khởi nguồn từbuồng máy của tàu và nguyên nhân xảy ra cháy nhiều khả năng do hở đường ống dẫndầu. Như tin đã đưa, vào sáng 3/11, tàu vận tải Hải Phòng - 09 (trên tàu có 12thuyền viên thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại, Vận tải Hải Phòng)khi đang chở xi măng hành trình từ Hải Phòng đi Kỳ Hà (Quảng Nam) tại khu vựccách Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 22 hải lý thì trên tàu lửa phát ra dữ dội từ buồngmáy, không khống chế được. Thuyền trưởng tàu Hải Phòng – 09 đã phát tín hiệucứu nạn khẩn cấp. Nhận được tin báo, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đã chỉ đạoTrung tâm Phối hợp Hàng hải Việt Nam đã điều tàu SAR 274 của Trung tâm TKCN khuvực 2 xuất phát đi cứu nạn. Lúc 11 giờ 10 phút tàu SAR 274 đã tiếp cận tàu HảiPhòng - 09, cứu được 12 thuyền viên và hỗ trợ dập lửa. Đến 12 giờ cùng ngày,đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Sau khi tổ chức cứu nạn thành công, đêm 3/11,tàu SAR 274 đã lai dắt tàu Hải Phòng – 09 vào vịnh Đà Nẵng và làm các thủ tụcđể vào cảng. Chiều tối 4/11, tàu Hải Phòng - 09 đã được kéo vào cảng của Côngty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn (Nhà máy X50, thuộc phường Thọ Quang,quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) để tiến hành sửa chữa.

(Nguồn: Vụ cháy tàu… /Tuấn Linh//báo Quân đội nhân dân . - Ngày 6/11. – Tr. 8)

35. Luật Xử lý vi phạm hành chính: Mức xử phạt tối đa có thể đến 4 tỷ đồng

Ngày 6/11, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị Triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhận xét: Việc ban hành Luật XLVPHC với 6 Phần, 12 Chương và 142 Điều sẽ mang tính luật gốc, giải quyết những hạn chế, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về XLVPHC. Mức xử phạt theo Luật XLVPHC đối với hành vi vi phạm của cá nhân từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng, đối với tập thể, tổ chức từ 100.000 đồng đến 2 tỷ đồng, mức xử phạt các hành vi tăng 4-5 lần so với quy định cũ. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa- Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính nhấn mạnh: Đặc biệt theo Điều 23, thẩm quyền HĐND của 5 thành phố trực thuộc Trung ương có thể tăng mức xử phạt trong 3 lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự-an toàn xã hội lên gấp 2 lần dựa trên cơ sở các hành vi vi phạm do Chính phủ quy định. Nên mức phạt tối đa ở thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ có thể lên đến 4 tỷ đồng và chỉ áp dụng trong khu vực nội thành. Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết, Bộ và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng 56 Nghị định quy định rõ từng hành vi, mức phạt và thẩm quyền xử phạt để có thể ban hành trước ngày 1/7/2013.

(Nguồn: Luật xử lý…Bảo Hạnh//Báo Đại đoàn kết. – Ngày 7/11/2012)

36. Huyện An Dương bao che Hợp tác xã trộm điện?

Về việc Hợp tác xã điện Dụ Nghĩa ăn cắp điện của Điện lực Hải Phòng và gian dối khi bán điện cho người dân mà các cơ quan báo chí đã phản ánh, tòa soạn báo Thanh Niên đã nhận được nhiều thông tin về việc UBND huyện An Dương làm ngơ trước những sai phạm này. Được biết, sau khi điều tra, mai phục, ngày 28-29/5, Điện lực An Dương đã kiểm tra, lập biên bản việc can thiệp vào đồng hồ đo điện, thay chì niêm phong,tác động vào đồng hồ để thay đổi tỉ số truyền, làm đồng hồ mua điện quay chậm lại để trộm điện… của Hợp tác xã Dụ Nghĩa. Ngày 30/5, Điện lực An Dương có báocáo kèm theo biên bản vi phạm gửi UBND huyện An Dương đề nghị UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hợp tác xã Dụ Nghĩa. Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Ngọc Cải – Phó Chủ tịch huyện An Dương lại ký văn bản gửi Sở Công Thương cho rằng, chưa có bằng chứng, cơ sở thuyết phục để khẳng định Hợp tác xã Dụ Nghĩa đã vi phạm nên UBND huyện không ra quyết định xử phạt mà chuyển hồ sơ lên Sở Công Thương để… hòa giải. Nhận được văn bản này, Sở Công Thương đã báo cáo lên UBND thành phố khẳngđịnh, đây là vụ ăn cắp điện, sau đó chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, xử lý. UBND thành phốsau đó cũng có văn bản gửi UBND huyện An Dương, Sở Công Thương, Công an thànhphố…yêu cầu làm rõ hành vi vi phạm của Hợp tác xã điện Dụ Nghĩa, kiểm điểmtrách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết việc. Ông Nguyễn Khắc Chính – Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Hải Phòng, phụ trách Điện lực An Dương cho biết: “Sau nhiều lần chúng tôi làm việc với lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện An Dương, các đồng chí vẫn không ra văn bản xử phạt cho đến khi hết hạn. Trong khiđó, một số cán bộ của phòng Công Thương huyện An Dương thường vắng mặt và không hợp tác với chúng tôi trong nhiều cuộc họp kiểm tra tình trạng ăn cắp điện tại địa phương”.

(Nguồn: Huyện An Dương…/Káp Thành Long//Báo Thanh niên. – ngày 9/11/2012. – Tr. C)

37. Hải Phòng: Nhức nhối nạn trộm cắp hàng trên đường vận chuyển

Theo Đội án tuyến (thuộc PC45- Công an thành phố), thời gian gần đây tội phạm trộm cắp tài sản trong công-ten-nơ rộ lên và có chiều hướng gia tăng. Thực trạng này đang là nỗi nhức nhối của nhiều doanh nghiệp vận tải. Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải Minh Vũ (trụ sở tạisố 9/70/124, đường Máy Chai, quận Ngô Quyền) được một thanh niên tự xưng là Thành xin vào làm lái xe công-ten-nơ tại doanh nghiệp. Sau khi kiểm tra hồ sơ, sát hạch tay nghề, nhận thấy lái xe có năng lực, công ty ký hợp đồng lao động với thời hạn một năm. Ngày 23/9, Thành được lệnh chở hàng về tổng kho 3 LạcViên (số 3 phố Lê Lai). Tuy nhiên, thay vì chở hàng đến nơi cần đến, Thành “ẵm”trọn cả xe và tài sản rồi bỏ trốn. Qua xác minh, công an phát hiện lái xe dùng tên giả, giấy tờ giả xin vào làm việc tại công ty. Trường hợp khác, ngày 24/8, Đội 2 (Phòng PC 45) kết hợp với Công an xã Bắc Sơn (huyện An Dương), bắt quả tang tại Công ty Phước Hồng (trụ sở tại xã Bắc Sơn) một nhóm 16 đối tượng đang trộm cắp tài sản vận chuyển trong công-ten-nơ. Các đối tượng khai nhận, từ ngày19/8 đến ngày bị bắt giữ, với thủ đoạn trên, cả nhóm gây ra 6 vụ trộm cắp hàng hoá vận chuyển trong công-ten-nơ… Theo kiến nghị của cơ quan công an, để đốiphó với nạn trộm cắp hàng công-ten-nơ cần sự chủ động từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tự hàn bản lề thùng công-ten-nơ và đánh dấu ký hiệu riêng để có thể phát hiện khi mất hàng kịp thời báo cho cơ quan điều tra. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lưu ý việc thuê doanh nghiệp vận tải không tự trang bị xe đầu kéo cũng tạo điều kiện cho lái xe, phụ xe dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp; nên sử dụng hệ thống sổ sách rõ ràng, cụ thể ngày giờ giao, nhận xe, giao nhận hàng hóa, để khi xảy ra vụ án cơ quan công an nhanh chóng xác minh thủ phạm kiểm tra, xác minh các hồ sơ xin việc của giới lái xe, phụ xe. Các cảng cũng cần bổ sung các dịch vụ cân trọng lượng công-ten-nơ khi thông quan để theo dõi và đề phòng mất cắp

(Nguồn: Hải Phòng: Nhức nhối…/Hải Nguyễn//Báo Công an nhân dân. – Ngày 9/11/2012. – Tr. 5)

38. Nhân viên Ngân hàng thừa nhận đã "cầm" của người dân gần 5 tỷ đồng

Bắt đầu từ giữa tháng 10, khi Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNTNam Am (huyện Vĩnh Bảo) thông báo số dư nợ đến các hộ vay, nhiều người dân ở đây đã tá hỏa, không tin vào mắt mình khi số nợ đội lên từ 2 triệu đồng thành 40 triệu đồng, 10 triệu đồng thành 400 triệu đồng, 50 triệu đồng thành 800 triệu đồng... Đơn cử, tháng 4, bà Ngô Thị Vân (xã Tam Cường) vay 30 triệu đồng,thời hạn 12 tháng và đều đã trả lãi hàng tháng đầy đủ. Tuy nhiên, đến ngày 13/9,khi gia đình bà thanh toán với Ngân hàng để lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền vay đã vọt lên tới 350 triệu đồng. Đó là chưa kể còn rất nhiều người không hề làm thủ tục vay vốn cũng bị liệt vào danh sách nợ số tiền hàng trăm triệu. Theo thông tin mới nhận được, hiện UBND xã Tam Cường và Công an huyện Vĩnh Bảo đã tiếp nhận gần 100 đơn khiếu nại, tố cáo của người dân về những khoản nợ từ trên trời rơi xuống nói trên. UBND huyện Vĩnh Bảo đã có cuộc họp chính thức với các ngành chức năng của huyện, thành phố và Ngân hàng NN&PTNT Hải Phòng... Bước đầu cho thấy, người có liên quan trực tiếp đến hàng loạt vụ “nợ khống” trên là bà Lê Thị Vững - cán bộ Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Nam Am (Agribank Nam Am). Cùng với các đơn khiếu nại của người dân, UBND xã Tam Cường cũng nhận được thêm nhiều giấy biên nhận ghi nợ giữa bà Vững với các hộ có vay vốn từ chi nhánh ngân hàng và giấy cam kết có vay thêm trong sổ vay của một số trường hợp. Những khoản vay của các hộ dân trên địa bàn xã được thực hiện từ nhiều năm qua với nhiều mức vay khác nhau, hình thức vay thông qua tínchấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cá biệt có một vài trường hợp vay bằng văn bản trích đo đất. Trong số đó, thôn 10 là nơi có nhiều người nằm trong danh sách nợ nhiều nhất xã TamCường. Các gia đình trình bày tất cả thủ tục vay vốn đều được bà Vững tư vấn, hướng dẫn với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng. Hầu hết mọi người đều tin tưởng, uỷ quyền cho bà Vững và giao toàn bộ hồ sơ vay cho bà này làm thủ tục và bị giữ lại luôn, không được lưu giữ hồ sơ vay (hợp đồng tín dụng) tại gia đình. Sự nhẹ dạ, cả tin của người dân thôn quê trên thực tế đã tạo kẽ hở cho cán bộ tín dụng lợi dụng làm liều bằng việc thay đổi, bổ sung số tiền vay vào hợp đồng. Trước sự việc trên, UBND xã đã tuyên truyền, động viên các hộ vay tiền bình tĩnh; đồng thời xử lý ngay một số vấn đề có liên quan đến nội dung đơn kiến nghị của nhân dân địa phương. Công an Vĩnh Bảo đã yêu cầu bà Vững lên cơ quan Công an để giải trình. Tới nay, bà Vững thừa nhận chiếm đoạt hơn 4,9 tỷ đồng của dân. Ông Phạm Ngọc Tung - Phó Giám đốc Agribank Hải Phòng cho biết, bà Vững đang nắm số dư nợ tài chính của Chi nhánh Nam Am số tiền 52 tỷ đồng. Sau khi nhận được thông báo, lãnh đạo Ngân hàng đã thành lập Đoàn công tác gồm 8 cán bộ điều tra, xác minh vụ việc. Vụ việc đã được chuyển tới Công an thành phố điều tra, giải quyết.

(Nguồn: Nhân viên ngân hàng…/Đăng Hùng//Báo Công an nhân dân online. – ngày 11/11)

39. Hải Phòng sẵn sàng “chiến đấu“ với buôn lậu

Để chuẩn bị tốt cho công tác phòng, chống nạn buôn lậu năm nay, Chi cục Quản lý thị trường thành phố tích cực, chủ động lên phương án ngăn chặn nạn buôn lậu trên địa bàn. Theo Chicục Quản lý thị trường Hải Phòng, hiện hàng lậu vẫn len lỏi, trà trộn với hàng sản xuất trong nước nên rất khó phát hiện để xử lý. Ông Đào Văn Long - Phó Chicục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cho hay, năm nay, mặc dù kinhtế suy thoái khiến các hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng trầm trọng, nhưng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; các đối tượng vẫnlợi dụng sơ hở của các cơ quan chức năng để tuồn hàng lậu từ Trung Quốc về ViệtNam. Trong 10, các lực lượng Quản lý thị trường phát hiện tổng cộng 2.715 vụbuôn lậu, trong đó, đã xử lý 2.224 vụ với tổng số tiền xử phạt hơn 5,5 tỷ đồng.Trong số đó, có nhiều vụ gian lận các đối tượng hoạt động hết sức tinh vi vớikhối lượng hàng giá trị lớn. Ông Long cũng cho hay, mặc dù năm nay nền kinh tếbị ảnh hưởng, đặc biệt, thời điểm này phía Trung Quốc đang tiến hành cấm biênđể phục vụ Đại hội Đảng, tình hình buôn lậu có phần trầm lắng hơn. Tuy nhiên,theo nhận định của Chi cục, từ nay đến cuối năm, nhất là từ tháng 12 dương lịchtrở đi, tình hình buôn lậu từ biên giới Việt – Trung sẽ phức tạp trở lại. Đểkịp thời ứng phó với tình hình này, Chi cục yêu cầu các lực lượng Quản lý thịtrường trên địa bàn thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năngtăng cường kiểm tra, kiểm soát các cảng biển, tuyến đường giao thông huyết mạchnhằm phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời việc vận chuyển, buôn bán hàng hóa làhàng cấm, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế từ các tỉnh biên giới vào địa bàn Hải Phòng, góp phần ổn định thị trường phục vụ Tết. Bên cạnh đó, Chi cục xây dựngkế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường những tháng cuối năm 2012 vàTết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chủ động phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thờinhững hành vi vi phạm pháp luật có thể gia tăng. Đặc biệt, kiểm tra, , xử lýnạn đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bất ổn thị trường, nhất là xử lý nghiêm cáchành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, “đèn trời”… Tuynhiên, lực lượng Quản lý thị trường cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn:Vấn đề kinh phí giám định còn ngặt nghèo, nhất là việc kiểm tra, giám định mặthàng xăng, dầu còn tốn kém. Bên cạnh đó, kinh phí tiêu hủy hàng hóa hiện cònnhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý vi phạm.

(Nguồn: Hải Phòng sẵn sàng chiến đấu…/Văn Thương//Pháp luật Việt Nam online. – ngày 12/11/2012)

40. Triệt phá đường dây ma tuý lớn từ Hoà Bình về Hải Phòng

9 người trong đường dây vận chuyển ma tuý lớn từ Hoà Bình vềHải Phòng vừa bị bắt giữ. Lực lượng Công an thu bốn bánh heroin cùng nhiều tangvật khác. Trước đó, chiều 10/11, tại trạm thu phí Quốc lộ 5 (thuộc xã Đại Bản,huyện An Dương), các chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy(PC47), Công an thành phố kiểm tra, bắt giữ 9 đối tượng trong đường dây ma tuýlớn đi trên chiếc xe Toyota Fortuner mang BKS 15A-01378 từ Hoà Bình về HảiPhòng. Kiểm tra trong người 8 phụ nữ trên xe, Công an phát hiện 1,38185 kghê-rô-in, ttương đương bốn bánh. Đây là đường dây ma tuý lớn từ tỉnh Hòa Bìnhvề Hải Phòng. Cầm đầu đường dây vận chuyển “cái chết trắng” nói trên là NguyễnThị Thu (SN 1967, trú tại phường Nam Hải, quận Hải An). Thu đã tuyển Vũ Đình Trường(SN 1975, ở tỉnh Bắc Giang) làm lái xe và phục vụ Thu mọi việc. Ngoài ra, Thucòn tuyển chọn và dẫn dắt các nữ quái khác vào dường dây vận chuyển ma túy liêntỉnh của thị gồm: Nguyễn Thị Hằng (SN 1971, ở Bắc Ninh); Nguyễn Thị Hòa (SN1962, ở tỉnh Bắc Giang); hai chị em gái Lê Thị Hoan (SN 1975) và Lê Thị Loan(SN 1977, cùng trú Bắc Giang); Ngô Thị Khanh (SN 1974) và Ngô Thị Thuật (SN1978, cùng trú tỉnh Bắc Giang). Thu còn đưa cả em dâu là Nguyễn Thị Hạnh (SN1978, ở phường Tràng Cát, quận Hải An) vào đường dây ma túy đặc biệt nguy hiểmnày. Sáng 10/11, Thu cùng đồng bọn đi trên xe ô-tô do Trường lái, lên Hoà Bìnhnhận hàng và quay trở về Hải Phòng. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, khi về đếnTrạm thu phí Quốc lộ 5 (xã Đại Bản), các đối tượng bị bắt giữ. Công an thànhphố đã ra lệnh tạm giữ cả 9 đối tượng và tiếp tục điều tra, xử lý.

(Nguồn: Triệt phá đường dây…/Ngô Quang Dũng//Báo Nhân Dân. – Ngày 12/11/2012. – Tr. 7+8)

41. Hội thi Điều lệnh Công an nhân dân – Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng

Ngày 10/11, Sở Cảnhsát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Hải Phòng tổ chức Hội thi Điều lệnhCông an nhân dân. Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc 9 đội tuyển của các phòng, đội, trạm đã về dự Hội thi. Các đơn vị đã thực hiện xuất sắc nội dung, bao gồm:Trả lời các câu hỏi lý thuyết về quy định trong điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, nghi lễ Công an nhân dân và các quy định của Bộ Công an liên quan đến công tác điều lệnh. Phần thực hành gồm: Thể hiện trang phục, tư thế tác phong, động tác kỹ thuật đội ngũ, nghi lễ của cán bộ chỉ huy và đơn vị… Kết quả Hội thi, độituyển Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hội đạt giải Nhất. Hai giải Nhì thuộc về đội tuyển Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 1 và Phòng Hướng dẫn về chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Các đội tuyển Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên sông, Phòng số 4 và Phòng số 7 đạt giải Ba.

(Nguồn: Hội thi điều lệnh…/Quốc Phòng//Báo Công an nhân dân. – ngày 12/11/2012. – Tr. 13)

42. Xử lý 421 trường hợp vi phạm

Ngày đầu tiên (10/11) triển khai thực hiện Nghị định 71 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông thành phố đã kiểm tra, xử lý 421 trường hợp vi phạm, gồm 175 ôtô, 246 mô tô với tổng số tiền phạt là 245.000.480 triệu đồng. Được biết, lựclượng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an thành phố đã huy động lực lượng tối đa cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ trên các tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 và khu vực nội thành. Công tác tuyên truyền trước đó đã được triển khai. Bên cạnh đó, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo, vạch sơn trên các tuyến giao thôngcũng được nâng cấp cùng với việc tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nên việc chấp hành luật của người tham gia giao thông.

(Nguồn: Xử lý 421 trường hợp…/Quốc Phòng, Văn Thịnh//Báo Công an nhân dân. – ngày 12/11. – Tr. 4)

43. Năm “An toàn giao thông quốc gia 2012” tại Hải Phòng: Nhiều mô hình an toàn ra đời

9 tháng đầu năm, thành phố Hải Phòng đã kéo giảm được tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái ở cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và bịthương. Tuy nhiên, kết quả đó chưa thật bền vững do còn tiềm ẩn nhiều yếu tốphức tạp, khó lường. Ông Nguyễn Văn Luyến – Chánh văn phòng Thường trực Ban Antoàn giao thông thành phố cho biết: 9 tháng đầu năm, địa bàn thành phố xảy ra78 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 23 người. So với cùng kỳnăm 2011, số vụ giảm 26, số người chết giảm 21, số người bị thương giảm 38.Trong bối cảnh tình hình tai nạn giao thông trên cả nước diễn ra phức tạp, mộtsố địa phương có chiều hướng gia tăng các vụ nghiêm trọng, thì kết quả nêu trên phản ánh nỗ lực, cố gắng cao của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể Thànhphố trong việc chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả năm “Đô thị và An toàn giaothông năm 2012” do địa phương phát động. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban antoàn giao thông thành phố, kết quả như vậy chưa thật bền vững. Vì lẽ, số ngườithiệt mạng vẫn còn nhiều. Không những thế, người và phương tiện tham gia giaothông vẫn luôn phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Cho đến nay, sự ùntắc cũng như những trở ngại giao thông khác tại các địa bàn nội, ngoại thành,nhất là những tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ trọng điểm vẫn chưa khắc phục được triệt để. Nguyên nhân là do các tuyến đường này xuống cấp, trong khi người tham gia giao thông lại tùy nghi lấn chiếm đường, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ.Thậm chí, có cả những hung thần xa lộ vì muốn nhanh chuyến đã đua nhau giành đường trong giờ cao điểm. Không ít người dân đã rất có lý khi khẳng định rằng:Sự giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như ùn tắc trên địa bàn Hải Phòng vừa qua có phần đóng góp của các mô hình. Có thể kể ra đây hàng loạt những mô hình về đảm bảo an toàn giao thông đã nở rộ ở các địa phương như: Mô hình “Bến đò ngang an toàn”, “Điểm giao cắt đường sắt – đường bộ an toàn”, “Câu lạc bộ chiễn sỹ an ninh nhỏ tuổi”…

(Nguồn: Năm An toàn giaothông…/Thu Ngân//Báo Nông thôn ngày nay số đặc biệt tháng 11. – Tr. 6+7)

44. "Cát tặc" lộng hành

Gần đây, trên đoạn sông Thái Bình chảy qua các xã Cấp Tiến, Kiến Thiết (huyện TiênLãng) và Tam Ða, Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo) liên tục xuất hiện nhiều tàu hút cát lớn hoạt động trái phép làm cho hai bên bờ sông bị sạt lở, nguy cơ mất an toàn cho tuyến đê và gây thiệt hại tài sản, nhà cửa, trang trại của hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại khu vực bãi sông. Đáng nói, việc ngăn chặn, xử lý của cáccấp chính quyền và cơ quan chức năng thành phố cùng các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo chưa kiên quyết, cho nên nạn "cát tặc" vẫn lộng hành. Người dân nơi đây luôn nơm nớp lo sợ bởi lẽ, trên tuyến sông này có rất nhiều tàu tảitrọng từ 100 đến 500 tấn hút cát trái phép, làm sạt lở nhiều đoạn đê bao phía huyện Vĩnh Bảo và đê bao thuộc khu đầm thôn Bắc Phong, xã Kiến Thiết (huyệnTiên Lãng). Ðã nhiều lần, nhân dân tự ra ngăn cản, nhưng các tàu này vẫn cố tình áp sát bờ để hút cát. Theo tính toán, một tàu 500 tấn hoạt động liên tục, mỗi ngày hút được gần 4.000m3 cát. Liên tục bốn, năm tàu quần đảo trên đoạn sông dài gần 3km này khiến lòng sông có nhiều chỗ xoáy sâu rất nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, bờ ao đầm nuôi thủy sản của các hộ dân ở đây thường xuyên bị sạt lở, gây thiệt hại về tài sản, công sức của người dân. Các hộ dân nơi đây đã nhiều lần báo cáo với chính quyền và công an địa phương, nhưng cũngkhông mang lại kết quả. Mỗi khi có cơ quan chức năng xuất hiện, các tàu đều đã biết từ trước và tạm dừng hoạt động, hoặc nổ máy chạy khỏi khu vực này, sau đó lại quay lại. Thậm chí những đối tượng trên các tàu hút cát này càng lấn tới, hút sát bờ hơn và thách thức người dân. Ngày 3/11, được người dân thông báo, Công an xã Kiến Thiết cùng 3 chiến sĩ Công an huyện Tiên Lãng không có phương tiện truy đuổi, phải bơi ra giữa sông mới bắt giữ được tàu hút cát trái phép mang số hiệu HP 0919 có trọng tải khoảng 100 tấn của chủ tàu Phạm Ðức Tám (xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo), nhưng cũng chỉ bị xử phạt hành chính và vài ngày sau lại thấy tàu này trở lại hút cát trái phép, gây bất bình trong nhân dân. Việc khai thác cát trái phép lòng sông không được ngăn chặn và xử lý kiên quyết, viphạm Luật Khoáng sản, ảnh hưởng đến sự an toàn của đê kè, đe doạ trực tiếp tài sản, tính mạng người dân ven sông, đồng thời còn cho thấy hiệu lực quản lý của chính quyền và các cơ quan chức năng ở đây chưa hiệu quả, việc xử lý chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm. Những người dân nơi đây mong mỏi chínhquyền và cơ quan chức năng thành phố, huyện Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo sớm vàocuộc để xử lý nghiêm vấn nạn này.

(Nguồn: Cát tặc…/Quang Minh//Báo Nhân dân. – Ngày 16/11. – Tr. 8+5)

45. Tạm giam trưởng Công an xã giúp sức cho tội phạm

Đến chiều 18/11, Công an thành phố vẫn tạm giữ ông Vũ Văn Sáu (SN 1968, Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão) để điều tra hành vi giả mạo trong công tác. Ông Sáu được xác định là người đã giúp sức cho Đồng Xuân Phong- nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng, đối tượng có lệnh truy nã của Công an TPHCM về tội “buôn lậu”, bỏ trốn. Sau đó, Phong lại che giấu và giúp nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn. Theo thông tin ban đầu, ngày2/11/2011, tại trụ sở Công an xã An Thọ, ông Sáu viết đơn đề nghị cấp CMND mang tên Hoàng Văn Linh (SN 16/7/1975, đăng ký thường trú tại xã An Thọ) nhưng lại dán ảnh Phong. Sau đó, CMND này được Phong sử dụng làm hộ chiếu mang tên Linh nhưng lại dán ảnh của mình. Với hộ chiếu này, Phong nhiều lần xuất nhập cảnh vào Việt Nam và tổ chức cho Dũng bỏ trốn.

(Nguồn: Tạm giam…/Trần Đức//Người Lao động. – Ngày 18/11/2012. – Tr. 4)

IV – KINH TẾ-XÃ HỘI

46. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tại Hải Phòng tăng 0,37%

Theo Cục Thống kê thành phố, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn thành phố tháng 10 tăng 0,37% so với tháng trước, tăng 5,31% so với tháng 12-2011, tăng 6,21% so với cùng tháng năm trước. Bình quân 10 tháng năm nay so với bình quân 10 tháng năm 2011 tăng 9,91%.

Trong các nhóm hàng hóa, giá lương thực tiếp tục giảm nhẹ so với tháng trước do đồng bằng sông Cửu Long được mùa, chuyển gạo ra phía Bắc. Mặt khác tình hình xuất khẩu gạo cả nước chậm lại, gây sức ép giảm giá đối với giá gạo trong nước. Giá thực phẩm vẫn có xu hướng tăng, nhưng mức tăng chậm lại do nguồn cung khá dồi dào, sức mua không tăng. Nhóm ăn uống ngoài gia đình trong tháng tăng khá do điều chỉnh theo giá điện, giá gas…Giá dịch vụ thuê văn phòng, nhân công và nhiều dịch vụ khác đều tăng. Các loại hàng hóa dồi dào, các mặt hàng thép, xi-măng tiêu thụ chậm, thép tồn kho lớn nhưng sức mua vẫn yếu.

Chỉ số giá vàng tăng 4,48% so với tháng trước; giảm 1,21% so với cùng kỳ năm trước; giảm 0,42% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số đô-la Mỹ trong tháng tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 0,24% so cùng kỳ năm trước; giảm 0,53% so với tháng 12 năm trước. Tỷ giá đồng USD khá ổn định giữ nguyên mức 20.828 đồng từ 26-11-2011 tới nay.

(Nguồn: Chỉ số giá tiêu dùng…//Báo Hải Phòng online . – Thứ năm, ngày 01/11/2012)

47. Hải Phòng: Xót xa những cánh đồng lúa, hoa màu hậu bão số 8

Hải Phòng là một trong số địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 8. Mặc dù cơn bão đã đi qua được 2 ngày, nhưng nông dân thành phố vẫn đang phải gồng mình, hy vọng vớt vát được những gì còn lại sau bão. Ông Dương Đức Tùng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, qua kiểm tra sơ bộ, bão số 8 đã làm 6.200ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch, bị gió đập tơi tả và chìm trong biển nước; 4.866 ha cây vụ đông và rau màu các loại bị hư hại không còn khả năng phục hồi; 403ha nuôi trồng thủy sản bị ngập trôi. Riêng khu nông nghiệp công nghệ cao của thành phố, hàng trăm nghìn cây trong nhà kính và cây giống các loại bị úng hỏng, không cho thu hoạch. Đi dọc tuyến QL10, về vùng trọng điểm lúa của thành phố là huyện Vĩnh Bảo, điều ai cũng dễ dàng nhận thấy thiệt hại về mùa màng ở đây. Đó là các “cánh đồng mẫu lớn” thuộc các xã: Dũng Tiến, Việt Tiến, Vĩnh An, Tân Liên..., ngoại trừ khoảng 40-50% diện tích đã thu hoạch, còn lại đều bị bão “đánh” tơi tả. Đối với diện tích vụ đông (cả sớm và muộn), cũng chung số phận, bị ngập chìm trắng băng trong nước. Ông Nguyễn Trọng Nhưỡng - Chủ tịch huyện Vĩnh Bảo cho hay: “Dù các hộ nông dân địa phương đã rất nỗ lực thu hoạch chạy bão, nhưng vẫn còn 3.000 ha lúa đổ gập và 1.600 ha rau màu bị mất trắng. Hiện tại, bà con trong toàn huyện đang dốc toàn lực để... nghiêng đồng, nhưng những gì bị gió đập, nước cuốn là không thể lấy lại được”. Tương tự, tại các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy cũng vậy! Ông Phạm Văn Thép - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy cho biết, toàn huyện có xấp xỉ 1.000ha lúa bị đổ ẹp, ngâm trong biển nước. Vì lúa còn xanh nên khả năng thất bát đối với những diện tích này là điều khó tránh. Riêng tại bãi triều xã Đại Hợp, hàng trăm hộ nuôi ngao ở đây cũng đang thót tim mong nước triều mau rút để ra bãi kiểm tra xem ngao nuôi còn hay đã bị “Hà Bá” cuốn trôi? Còn ở huyện Tiên Lãng, một nông dân có thâm niên làm vụ đông ở bãi ngoài sông Văn Úc, xã Tiên Thắng lại ngao ngán khi nước triều rút rồi, nhưng 5 sào khoai tây cùng 2 sào ớt (sản phẩm nông nghiệp duy nhất của gia đình) đã đi tong, không còn sót một gốc

(Nguồn: Hải Phòng xót xa những …/Lê Bền//báo Nông nghiệp Việt Nam. – Ngày 31/10/2012. – Tr. 6)

48. Khốn đốn vì thiếu lao động

Sau một thời gian sa thải nhân công vì gặp khó khăn, khi có đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu lao động, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Long (quận Kiến An) trước có hơn 1.000 lao động, giờ chỉ còn một nửa. Công ty sản xuất nến thơm Cretive Light (huyện An Dương) do không có đơn hàng, từ chỗ có hơn 1.000 lao động giờ chỉ còn khoảng 300 công nhân… Nhưng sau một thời gian, không ít doanh nghiệp đã ký được hợp đồng mới và lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Ông Nguyễn Đình Trung – Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Tuấn Huyền cho biết, cùng với việc thực hiện các chính sách động viên cán bộ, công nhân cũ quay về làm việc, thuê các đơn vị cung ứng lao động để bổ sung nguồn lực thì các doanh nghiệp có thể phải chấp nhận thuê công ty khác làm gia công.

(Nguồn: Khốn đốn…/Nguyên Đức//Báo Đầu tư. – Ngày 02/11. – Tr. 12)

49. An Dương tổ chức lớp dạy nghề trồng hoa, cây cảnh

Huyện An Dương vừa tổ chức lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật làng nghề chế tác non bộ, hoa và cây cảnh. Đây là một trongnhững nội dung trọng tâm thực hiện hỗ trợ các đơn vị thành viên và cán bộ kỹ thuật làng nghề thuộc khu vực kinh tế tập thể trong năm 2012 của Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp thành phố. Tại đây, các học viên được giới thiệu kỹ thuật trồng hoa cảnh, kỹ thuật tạo dáng, tỉa cành, chăm sóc, kết hợp thực hành tại các nhà vườn. Lớp nghề giúp các học viên nâng cao kiến thức trồng hoa cây cảnh, tiếp cận kinh nghiệm những nghệ nhân chuyên trồng hoa, cây cảnh.

(Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn. – Ngày 05/11/2012. – tr. 15)

50. Tìm kiếm thị trường cho ngành đóng tàu

Không ký được hợp đồng mới, hiện tại, các doanh nghiệp (DN) đóng tàu ở Hải Phòng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ cũ và huy động vốn, thiếu vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Mặc dù các DN chỉ trả lương cho công nhân ở mức lương tối thiếu, nhưng vẫn còn phải nợ nhiều tháng, chính vì vậy tình trạng lao động “bỏ” DN đóng tàu đang diễn ra khá phổ biến.

Hắt hiu nhà xưởng

Khác hẳn với thời kỳ hoàng kim vào những năm 2007-2008, thời điểm này, tới các đơn vị đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng không còn không khí sôi động, ồn ã nữa, các nhà xưởng đìu hiu, không tiếng búa, tiếng hàn. Trước đây vào những ngày Tết, các nhà xưởng của Tổng công ty CNTT Nam Triệu, Phà rừng, Bạch Đằng vẫn vang tiếng máy reo, nay, ngày thường cũng im ắng. Tất cả đều do không có việc làm.., một số DN tạm ngừng sản xuất chờ để sáp nhập vào Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng như Công ty CP công nghiệp tàu thuỷ Tam bạc, Công ty công nghiệp tàu thuỷ Thành Long, Công ty CP đóng tàu An Đồng, Công ty CP nhôm, Công ty CP cơ khí đóng tàu Hạ Long…

Từ đầu năm đến nay, chỉ có Công ty Công nghiệp tàu thủy Bến Kiền bàn giao được sản phẩm cho khách hàng (tàu chở container đa năng 9.200 tấn và tàu chở xi măng 16.800 tấn); Công ty CP đóng tàu Sông Cấm xuống nước thành công 4 tàu kéo đẩy công suất lớn, gồm 2 tàu kéo ký hiệu FTU 2608 số 43 và 49, 2 tàu kéo ký hiệu ASD 3212 số 13 và 14. Công ty CP đóng tàu Sông Cấm, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Phà Rừng tiếp tục hoàn thiện các tàu trong hợp đồng cũ. Riêng Công ty TNHH MTV Tổng công ty Nam Triệu trong tháng 8 nhận được hợp đồng làm phao dải ống giá trị 24 tỷ đồng. Hiện, DN này đang tập trung đóng mới tàu chở hàng 56 nghìn tấn cho Công ty CP vận tải biển Việt Nam, dự kiến đến tháng 12 tới sẽ tổ chức hạ thủy.

Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường

Đến thời điểm quý 4-2012, các doanh nghiệp đóng tàu vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ cũ, thiếu vốn, thiếu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, chỉ trả lương cho công nhân ở mức lương tối thiếu và vẫn còn nợ nhiều tháng trước chưa chi trả cho công nhân. Riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu do ít có hợp đồng đóng tàu mới nên lao động tiếp tục giảm. Vào thời điểm hoàng kim của ngành đóng tàu, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Nam Triệu có tới hơn 7 nghìn lao động, nay tổng công ty còn 3800 lao động. Một phần số lao động chia tay doanh nghiệp với hình thức xin nghỉ tự túc không lương, một phần xin chuyển sang các DN khác ngoài ngành đóng tàu...

Điều lo ngại nhất là, hiện nay thị trường vận tải biển quốc tế vẫn giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành đóng tàu. Vinalines ảnh hưởng, vận tải biển phải giảm giá dịch vụ tới 90%, thị trường không phục hồi thì còn gian nan lắm. Vì vậy, lãnh đạo Tập đoàn VINASHIN vẫn đang đẩy mạnh tiếp thị, tìm thêm thị trường, như mới đây đi Nam Mỹ để khai thác thị trường các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê... Nhưng khi ký được hợp đồng đóng tàu mới rồi, lại lo không có người làm, để đáp ứng tiến độ hợp đồng với chủ tàu. Điều trớ trêu là, khi không có việc làm, lao động và DN chia tay nhau, khi có việc DN lại phải huy động lao động cho các hợp đồng lớn, như vậy các thủ tục liên quan quyền lợi người lao động và DN lại phải làm lại từ đầu, rất mất thời gian. Thực tế này cho thấy, DN đóng tàu chỉ còn cách làm sao có hợp đồng đóng tàu đều đặn thì người lao động và DN mới có thể gắn kết nhau lâu dài, nhưng điều quan trọng này lại phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài?.

(Nguồn: Tìm kiếm thị trường…/Báo Hải Phòng điện tử. - Thứ Tư, 07/11/2012)

51. Thu hút FDI tại Hải Phòng: Chuyển sang lĩnh vực công nghiệp chế tạo

Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao trở thành trọng điểm trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Phòng, đưa địa phương lên vị trí thứ hai cả nước về thu hút FDI, chỉ sau Bình Dương. 9 tháng đầu năm, thành phố đã cấp mới 22 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 1.042 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 24 dự án FDI, với tổng vốn tăng thêm 89 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao chiếm 54,5% trong cơ cấu thu hút vốn FDU của các ngành tại Hải Phòng. Có thể kể đến Dự án sản xuất các sản phẩm bằng kim loại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế tạo Zeon Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 25 triệu USD; Dự án sản xuất thết bị thủy lực cho các máy xây dựng và các loại xe công nghiệp của Công ty công nghiệp Nishia Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 12 triệu USD…

(Nguồn: Thu hút…/Thùy Linh//Báo Đầu tu. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 13)

52. Sân bay Cát Bi-Hải Phòng: Nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế khu vực phía Bắc

Tại Quyết định số 1857/2007, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Song do nhiều nguyên nhân, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch này chưa được thực hiện. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) được giao nhiệm vụ lập đồ án điều chỉnh quy hoạch này và Thủ tướng đã phê duyệt bằng Quyết định số 1232/2012. Theo quy hoạch điều chỉnh, cảng hàng không Cát Bi được xác định là một cảng hàng không quốc tế trong hệ thống cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, với chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ và thành phố Hải Phòng, đồng thời phục vụ các mục đích quốc phòng - an ninh. Nhiệm vụ chính của cảng hàng không quốc tế Cát Bi là vận chuyển hành khách, hàng hóa, ngoài ra làm dự bị cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thực hiện các nhiệm vụ quân sự. Về công suất khai thác, dự báo đến năm 2015 đạt 2 triệu hành khách/năm, vận chuyển hàng hóa đạt 20 nghìn tấn/năm; định hướng đến năm 2025 đạt 8 triệu hành khách/năm, hàng hóa đạt 250 nghìn tấn/năm. Thủ tướng giao UBND thành phố Hải Phòng, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai ngay các dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng cảng giai đoạn 1 theo đúng quy hoạch. Trong đó, UBND thành phố Hải Phòng được sử dụng nguồn vốn từ bán đấu giá đất để thực hiện các dự án xây dựng đường băng mới, đường lăn, sân đỗ cùng hệ thống quản lý, điều hành bay. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam bằng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư xây dựng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, cơ sở hạ tầng khu hành khách dân dụng cùng hệ thống trang thiết bị đồng bộ. Dự toán tổng vốn đầu tư xây dựng các dự án trong giai đoạn này là 5 nghìn tỷ đồng.

(Nguồn: Sân bay Cát Bi…/Duy Tuấn// Báo Xây dựng. – Ngày 6/11. – Tr. 6+7)

53. Vận tải biển trong suy thoái

Ngành vận tải biển đang bị bế tắc trong suy thoái, báo chí đã nói khá nhiều về những con tàu bị bỏ trôi nổi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, ThanhHóa... Đường đi khá ngoắt ngoéo, khoảng 30 km từ cảng chính Hải Phòng đi sâu vào địa phận huyện Thủy Nguyên, qua một hẻm núi, phía sau những lò gạch là bờ sông với gần chục con tàu trọng tải trên 2.000 tấn đang neo đậu - hình ảnh chẳng khác gì một góc cảng Hải Phòng, nhưng vắng người. Khu vực này thuộc sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn đóng tàu Bắc Sơn, đội 5 xã An Sơn huyện Thủy Nguyên. Ông Đính- Giám đốc Công ty Bắc Sơn cho hay: Chủ tàu phải tự bố trí người trực an ninh và bảo dưỡng định kỳ cho tàu, công ty chỉ cho thuê phần mặt nước để neo tầu, giá khoảng từ 12- 15 triệu đồng/tháng tùy theo trọng tải. Thời điểm này có 7 con tàu đang neo ở đây, tàu nằm lâu nhất khoảng 6 tháng, có tàu mới kéo về, nhưng đã rất cũ nát... Trong âu tàu của Công ty Bắc Sơn vẫn có 2 con tàu sắp hoàn thành quá trình sửa chữa và đưa vào hoạt động trong ngắn hạn, công nhân vẫn có việc làm. Tuy nhiên, tàu có rời bến đưa hàng đi muôn nơi lại là một việc khác.

(Nguồn: Vận tải biển …/Quốc Cường//Báo Công thương. – ngày 09/11/2012. – Tr. 4)

54. Giải cứu 1 triệu tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa công bố dư nợ tín dụng bất động sản là 203 nghìn tỷ đồng (tính đến 31/8), trong đó tỷ lệ nợ xấu là 66%. Hệ lụy khi thị trường bất động sản trầm lắng là dự án đình trệ, doanh nghiệp điêu đứng, vật liệu xây dựng tồn kho, người lao động mất việc làm...nhưng còn có một vấn đề khác lớn hơn là 1 triệu tỷ đồng dư nợ cũng bị "chôn" chặt trong bất động sản. Về phía doanh nghiệp bất động sản,mặc dù rất thống nhất cần một chính sách giải cứu cho thị trường bất động sản nhưng cách tiếp cận với giải pháp thì còn khác nhau. Ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch Hội bất động sản Hải Phòng chia sẻ, việc điều chỉnh cơ cấu dự ánhay điều chỉnh mục đích sử dụng đất dù chỉ tạm thời trong thời gian ngắn cũngphải qua nhiều khâu thủ tục không đơn giản và mất nhiều công sức cho doanh nghiệp. Vì vậy, cách tốt nhất là nên có chính sách tín dụng cho người mua nhà mới tạo được "dòng chảy" cho thị trường. Hiện khách hàng kêu muốn mua nhà nhưng chẳng ngân hàng nào cho vay hoặc cho vay với lãi suất quá cao và phảiđáp ứng nhiều điều kiện... Bên cạnh hỗ trợ người mua, doanh nghiệp cũng chorằng cần có chính sách hạ giá bán. Đại diện một doanh nghiệp thẳng thắn, giá bất động sản quá cao là do chi phí đầu vào quá lớn, chẳng hạn lãi suất ngân hàng có thời điểm chiếm tới 50% chi phí đầu vào. Mặc dù, đại diện ngân hàng phủnhận việc lãi suất ngân hàng chiếm tới 50% chi phí và nếu như vậy chẳng doanh nghiệp nào vay tiền ngân hàng, nhưng thực tế cho thấy, việc thị trường"đóng băng" một phần cũng vì chính sách của ngân hàng thiếu ổn định, đang từ chỗ nới lỏng đột ngột chuyển sang siết chặt khiến doanh nghiệp không kịp xoay trở.

(Nguồn: Giải cứu…/Hồ Khoa//báo Hà Nội mới. – ngày 8/11/2012. – Tr. 4)

55. Duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Theo đánh giá của UBND thành phố, kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội tháng 10 và cả năm 2012 của thành phố tuy có những khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn duy trì ổn định và tăng trưởng. Sản lượng hàng hóa qua cảng trên địa bàn thành phố đạt 48,9 triệu tấn (tăng 12,3%, bằng 101,2% kế hoạch); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2 %; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 21,5%; lượng khách du lịch đến Hải Phòng đạt 4,5 triệu lượt… Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố dẫn đầu cả nước với tổng số vốn FDI đạt 1.190,01triệu USD (tăng 34%) so với cùng kỳ năm trước…

(Nguồn: Duy trì…/Thiên Bình//Pháp luật Việt Nam. – Ngày 13/11. – Tr. 2)

56. Biết hàng rởm vẫn mua vì ... rẻ

Phản ánh về thực trạng bán chăn ga siêu… rởm. Thực trạng này đang “làm mưalàm gió” ở khu vực nông thôn Hải Phòng. Tại chợ Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên), chiều 10/11, người dân vây quanh chiếc ô tô bán hàng chăn ga giá rẻ. Chị Nguyễn Thu Thủy (xã Minh Tân) ghé vào xem để mua chiếc gối nhỏ cho con. Xem kỹ, chị thấy ruột gối được may chắp nối bằng hai thứ vải hoa khác nhau, vết may sắp rách để lộ ít ruột lẫn lộn vải vụn và bông cuộn đen … nhưng vì ham rẻ, chị vẫn mua 1 chiếc. Chị Vũ Thị Mai cũng đang mua hàng tâm sự: “Bà con có tâm lý ô tô đánh hàng về tận nơi bán thế này là được rẻ. Tôi mua tấm ga có 150.000 đồng, nếu ra hiệu thì phải đắt gấp ba lần”. Đa số người tiêu dùng mua các sản phẩm này đều biết “của rẻ là của ôi”, nhưng họ vẫn mua vì ít tiền. Chị Mai nói: “Năm ngoái, tôi cũng mua một chiếc ga, mới nằm được mấy bữa đã sờn và phai màu bạc phếch, rất nhanh cũ. Thôi tiền ít thì dùng hàng rẻ”. Ông Trần Văn Mấm - Phó Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 9, huyện Thủy Nguyên cho biết: Hiện nay, có rất nhiều xe ô tô chuyên bán chăn, ga, gối, đệm… về các chợ vùng quê để bán hàng. Chủ yếu là hàng gia công, hàng nhái các hãng lớn. Cũng theo ông Mấm, ruột gối, ruột chăn rất khó kiểm tra, đặc biệt là có loại làm từ vải bông bệnh viện“chưa biết đã xử lý chưa”. “Kiểm tra chất lượng các mặt hàng này lại thuộc về các ngành chức năng khác như Sở Y tế. Quản lý thị trường chỉ thu giữ những hàng kém chất lượng, bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ lưu hành”, ông nói.

(Nguồn: Biết hàng rởm…/Bùi Hương//Báo Nông thôn ngày nay. – Ngày 13/11/2012 – Tr. 15)

57. Cuối năm, thất nghiệp tăng cao

Làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng bởi việc làm cho người lao động sẽ gặp khó vào cuối năm, do doanh nghiệp vẫn còn thiếu nhiều vốn và nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Chưa kể, chỉ số giá tiêu dùng có thể tiếp tục tăng, tác động trực tiếp tới lực lượng lao động phổ thông. Ở Hải Phòng, tình trạng lao động mất việc làm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đến hết tháng 9, trên địa bàn thành phố có 6.501 lao động đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cục thuế Hải Phòng cho biết, trong số 23.000 doanh nghiệp đang đăng ký hoạt động, đã có hơn 3.000 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép, gần 7.000 doanh nghiệp tạm đóng mã số thuế, gần 13.000 doanh nghiệp còn lại, không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động.“Trong 6 tháng đầu năm, có hơn 4.000 lao động nghỉ việc chờ lương, 11.800 lao động nghỉ chờ việc không lương. Số lao động mất việc làm là 14.000 người, tập trung ở các ngành đóng tàu và sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giày”,đại diện Sở LĐ-TB&XH cho biết. Được biết, tại Hải Phòng, hiện có hơn 100 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do không có đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp phảicho lao động nghỉ luân phiên hoặc nghỉ chờ việc. Đánh giá về tình hình thất nghiệp trong cả nước, đại diện Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, trong năm 2012, xu hướng giảm thất nghiệp ở thành thị có thể sẽ khó duy trì do tác động cộng hưởng của sự suy giảm kinh tế với gần 50.000 doanh nghiệp đóng cửa và một phần biểu hiện lạm dụng quỹ bảo hiểm thấtnghiệp. Lý do thất nghiệp gia tăng là do từ năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế biến động theo mô hình chữ W (nhiều đáy với các dao động bất thường), trong đó tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng đi xuống, chỉ đạt 6,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng việc làm tương ứng chỉ đạt 2,5%. Đặc biệt, năm 2009 và năm 2011 được coi là những năm “đáy” khi tốc độ tăng GDP chỉ đạt 5,3 và 5,8%, tốc độ việc làm cũng xuống thấp, chỉ đạt 1,6 và 2%.

(Nguồn: Cuối năm…/Thời báo Kinh tế Việt Nam. – ngày 15/11. – Tr. 12)

58. "Hậu Vinashin": Triền đà trơ cọc dở dang, ụ nổi phơi tàu gỉ sét

Hải Phòng được coi là “thủ phủ” của Tập đoàn Vinashin. Vào thời kỳ “hoàng kim” nhất, hàng loạt các nhà máy được nâng lên thành tổng Công ty với nhiều dự án khổng lồ được đầu tư xây dựng. Và giờ, chúng trở thành trung tâm của những phế tích, với sự lãng phí ghê gớm, không thể tính toán hết được bằng tiền... Điển hình cho việc phát triển nhảy vọt chính là Nhà máy đóng tàu Nam Triệu-với vài trăm công nhân, chuyên sửa chữa các phương tiện tàu thủy và đóng mới những phương tiện nhỏ-được phát triển thành một đại công trường với số lao động lúc cao điểm lên đến 6.000 - 7.000 người, đóng tàu lớn đến 56.000 tấn... Một loạt những “tên tuổi” khác trong ngành đóng tàu như Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền... cũng được Vinashin đầu tư thành những đơn vị hùng mạnh, liên tiếp có những con tàu lớn được xuất xưởng. Sau khi rơi vào tình trạng thua lỗ, đến nay các đơn vị của Vinashin tại Hải Phòng lâm vào cảnh đìu hiu. Những nhà xưởng lớn, những côngtrường trước đây nhộn nhịp, đông vui nay cô quạnh, vắng tanh. Nhiều nhà xưởngđóng cửa. Lao động mất việc làm lên tới hàng vạn người. Không những thế, còn rất nhiều dự án mà các Tổng Công ty thuộc Tập đoàn Vinashin đang đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đều phải dừng lại vì không có vốn để đầu tư tiếp. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu vốn, những thiết bị phải mua bằng nhiều tỉ đồng giờ chỉ là những đống sắt vụn. Ông Trương Hoàng Cao - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bạch Đằng lý giải: Những tổng đoạn đang nằm trên các đà tàu tại Công ty là của 3 con tàu tải trọng 22.000 tấn đóng cho Vinalines. Theo kế hoạch, đến giữa năm 2013 sẽ bàn giao cho đơn vị chủ tàu. Còn ông Vũ Văn Cừ - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nam Triệu than thở: Đà tàu 100.000 tấn được xây dựng đã lâu, nhưng do hết vốn cộng suy thoái kinh tế nên dự án bị dừng cách đây 3 năm. Hiện tại, Công ty chưa có nhu cầu sử dụng đà tàu này do không có đơn hàng. Ông Cừ cũng không biết dự án sẽ dừng đến bao giờ. Theo ông Cừ, dự án ụ tàu 70.000 tấn hiện đã dừng triển khai.

(Nguồn: Hậu Vinashin…//Báo Lao động online. – ngày 17/11/2012)

59. Hơn tám nghìn lao động Vinashin bị nợ BHXH

Bảo hiểm Xã hội Hải Phòng vừa cho biết, tính đến ngày 31/10,có 47 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vinashin tại địa phương còn nợ gần 170 tỷ đồng tiền bảo hiểm của 8.490 lao động. Trong đó, Tổng Công ty Công nghiệp Tàuthủy Nam Triệu nợ lớn nhất là 73,6 tỷ đồng, thời gian nợ kéo dài 25 tháng.Ngoài ra, Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng nợ 20,5 tỷ đồng, Công ty Đóng tàu Phà Rừng nợ 20,4 tỷ đồng, Công ty Công nghiệp Tàu thủy An Đồng nợ 7,3 tỷ đồng, Công ty nhôm Thành Long nợ 5,5 tỷ đồng… Số tiền nợ Bảo hiểm Xã hội vàlãi phạt chậm đóng của các doanh nghiệp này không ngừng tăng lên. Mặc dù năm2012, các doanh nghiệp thuộc Vinashin được vay tiền ngân hàng để trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động nhưng thực tế, việc này rất hạn chế.

(Nguồn: Hơn tám nghìn…/Thu Hằng//Tiền Phòng. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 5)

60. Ngành Công nghiệp Xi măng điêu đứng do phá vỡ quy hoạch

Tồn kho, nợ nần chồng chất, ngừng sản xuất, bế tắc đầu ra… làtình trạng quen thuộc của ngành Xi măng vài năm nay. Ngoài một số doanh nghiệpcòn kinh doanh khá tốt như Vicem, hầu hết doanh nghiệp xi măng đều khốn đốn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến đầutháng 4, giá trị xi măng tồn kho tại 16 dự án lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Sốliệu của Bộ Công thương cũng cho thấy, lượng tồn kho của ngành Xi măng trong 10tháng đầu năm tăng 51,3% (xấp xỉ 4 triệu tấn). Còn theo thống kê của Bộ Xâydựng, tồn kho xi măng tính đến cuối tháng 10 là 2,6 triệu tấn. Không chỉ lượnghàng tồn kho cao, các doanh nghiệp xi măng đang phải đối mặt với những khoản nợchồng chất. Chỉ tính riêng 16 dự án được nhà nước bảo lãnh, số nợ cũng đã khiếnnhiều người lo ngại. Đứng đầu top 10 dự án thua lỗ là: Xi măng Cẩm Phả (lỗ1.259 tỷ đồng), tiếp đến là Nhà máy Xi măng Hạ Long (1.215 tỷ đồng), Yên Bình(932 tỷ đồng), Hải Phòng (361 tỷ đồng), Đồng Bành (đã phải dừng hoạt động từquý I/2012, gần 197 tỷ đồng), Sông Thao 173 tỷ đồng, Thăng Long (127 tỷ đồng)… Khôngchỉ sự sục sôi, vội vã của các địa phương trong việc nhanh chóng nâng cao tỷtrọng công nghiệp khiến ngành Xi măng lâm vào tình cảnh bi đát, sự tính toánsai của doanh nghiệp cũng khiến nhiều “ông lớn” trong ngành Xi măng điêu đứng.

(Nguồn: Ngành công nghiệp/Hoài Trâm//Đầu tư tài chính. – ngày 19/11. – Tr. 6)

V – VĂN HÓA - XÃ HỘI

61. Chùa Đỏ - vẻ đẹp kiến trúc giũa lòng đô thị

Ngôi chùa cổ mang tên Lin Độ Tự - tên thường gọi là chùa Đỏ - xưa thuộc xã Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, tọa lạc trên khu bãi bồi. Tương truyền, dân làng dựng một ngôi chùa nhỏ ở khu gò cao gần bờ sông thờ Phật, cầu Như Lai độ cho linh hồn những người xấu số, chùa nổi tiếng linh ứng. Tên Linh Độ có xuất xứ từ đó.

Năm Mậu Tuất (1288) Hưng Đạo Vương khi đến vùng An Dương nghiên cứu trận thủy chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng có đội hỏa đầu quân ở chùa Linh Độ tự loa việc phục vụ ăn uống cho Bộ chỉ huy chiến dịch. Chùa vốn là nơi am thanh cảnh vắng, khi đội hỏa đầu quân đến đóng, bếp luôn đỏ lửa, do đó có thêm tên dân dã là chùa Đỏ.

Vào đầu xuân 1977, sau khi được sự trợ duyên phát tâm công đức của nhiều người, nhất là các thập tử thập phương, thầy Thích Trường Xuân (tức Thầy Vinh) dốc lòng thực hiện kế hoạch kiến tạo chùa Đỏ. Chùa Đỏ ngày nay được xây dựng chia làm 3 cung chính , phía ngoài là tiền đường, ở giữa là trung đường, phía sau là hậu cung; với kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái. Cách trang trí bên trong và trên mái tiền đường thiết kế một tháp 7 tầng cao 5 m, chân tháp cao 1m2, bên trên tháp có sen.

Bên ngoài chính diện tầng 1 có bố trí 4 cây cột đá (đường kính 50 cm, cao 4,2 m) chạm khắc Long – Phượng, đối xứng hai bên, giữa các cột là các lan can bằng đá chạm khắc “tùng, cúc, trúc, mai”. Ở trung tâm hậu cung là pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 5,5 m; bệ tòa sen cao 2,9 m gồm 500 cánh sen sơn son thiếp vàng chạm khắc những hoa văn thời Trần. Chùa Đỏ cao tới 26 m, từ tòa tháp có thể nhìn về mọi phía đều vươn cao trên nền trời, tạo nét đẹp kiến trúc giữ lòng đô thị.

    (Ảnh: Mặt tiền chùa Đỏ)

    (Nguồn: Chùa Đỏ…//Báo Hải Phòng. - Số 16130. - Ngày 1/11/2012. - Tr. 4)

62. Sáo diều ngân nga khúc nhạc đồng quê

Lâu lắm rồi, phong trào chơi diều sáo lại rộ lên ở những xã phía bắc huyện Thủy Nguyên. Hễ thấy gió nổi, người người mang diều sáo ra đâm. Làng làng, xã xã đua nhau đâm diều... Phong trào này lan rộng đến nhiều địa phương như: thôn Đại Trà, xã Đông Phương (huyện Kiến Thụy) và các xã ven đường 10 của 2 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Nở rộ phong trào chơi diều sáo

Không phải bây giờ ở các xã Quảng Thanh, Hợp Thành, Chính Mỹ, Cao Nhân (huyện Thủy Nguyên) người ta mới chơi diều mà phong trào này vừa bùng nổ trở lại sau gần 10 năm chìm lắng. Vào các buổi chiều, trên bất cứ cánh đồng vừa gặt nào cũng có hàng chục người đâm diều. Người chơi không phân biệt già, trẻ, lớn, bé, từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến những thanh niên trai tráng, thậm chí cả những cậu choai choai mới lớn. Mỗi khi gió nổi, bất kỳ chỗ nào có không gian trống như cánh đồng, đường làng, sân vận động của xã hay bờ đê, thậm chí trên gác thượng, người ta cũng mang diều ra đâm. Cánh diều gặp gió cứ chao đi chao lại rồi “no gió” lên cao vút, vi vu khúc nhạc đồng quê. Không chỉ chơi diều vào buổi chiều, người chơi còn gắn thêm đèn led (một loại đi-ốt phát sáng) tạo những cánh diều đầy màu sắc khi thả vào ban đêm. Dù ai đi xa, về đến đầu làng đều ngước mắt nhìn lên bầu trời xem những cánh diều đang chao lượn trên không trung và giỏng tai nghe tiếng sáo diều vi vu, cảm giác thanh bình đến lạ!...

Thể hiện ước mong, khát vọng của con người

Hiện, trên địa bàn thành phố, người ta thường làm hai loại là diều cánh cắt và diều cánh bầu. Diều cánh cắt có hai cánh nhọn như cánh con chim cắt, loại này khỏe, xé gió, bay cao. Còn loại kia bụng rộng hơn, đựng nhiều gió, gió nhẹ dễ dàng bay lên nhưng không chịu được gió to, dễ gãy cánh. Thời khắc để thả diều phải là những ngày trời quang, cánh diều được đưa bởi ngọn gió cấp 5, cấp 6 mới lên cao, tiếng sáo mới vang xa. Cái tinh tuý của diều sáo Hải Phòng đặc biệt không chỉ là việc làm diều, mà nó còn được thể hiện qua cách chơi diều. Căn cứ vào độ ẩm không khí, thời tiết và sức gió, người ta mới quyết định có nên thả diều hay không. Khi đủ điều kiện thuận lợi, cánh diều đón gió bay vút lên không trung, mang theo tiếng sáo vi vu, vang xa khắp xóm làng.

(Nguồn: Sáo diều ngân nga…/Đông Hải//Báo Hải Phòng điện tử. - Chủ Nhật, 04/11/2012)

63. Trò chơi dân gian thú vị

Ở Việt Nam, từ bao đời nay, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong tranh dân gian Đông Hồ được coi như một biểu tượng của sự thanh bình. Trong tâm thức của người Việt, thả diều còn hàm chứa khát vọng về tự do, xua đi những gì xui xẻo, cầu mong thuận buồm, xuôi gió trong cuộc sống. Thả diều không chỉ là một trò chơi mà là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa, tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa màng. Đặc biệt, hội thả diều nở rộ sau các vụ mùa tháng 6 và tháng 9 âm lịch, khi ấy trời tạnh ráo, gió mát thổi mạnh, trăng thanh. Và khi ấy người nông dân sau thu hoạch mùa màng tự thưởng cho mình những giây phút thảnh thơi nhìn diều bay vào trời xanh và nghe tiếng sáo vi vu.

Vào thời điểm này, các buổi chiều, khoảng từ 17 giờ, đặc biệt khu vực cầu Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo - Tiên Lãng), cầu Tiên Cựu (huyện Tiên Lãng - An Lão) thuộc tuyến quốc lộ 10, xã Chính Mỹ (huyện Thủy Nguyên)… đều thấy người chơi diều đông đúc trên các khu ruộng, ven đường có hàng nghìn chiếc diều đủ loại bay lên trời cao, tiếng sáo vi vu nhiều cung bậc, tạo thành một vùng âm thanh ấm áp, yên bình và thanh nhã. Buổi tối, có hàng trăm chiếc diều được thả tiếp lên trời. Độc đáo là các nghệ nhân đã khéo léo và tinh tế khi chế tạo thêm 1 bộ điện vào đôi cánh diều làm cho diều bay lên mang theo những chiếc bóng đèn mi-ni làm cả vùng trời như có hàng nghìn vì sao nhấp nháy hòa cùng bản nhạc du dương.

Kỹ thuật làm diều sáo giữa các vùng có những bí quyết riêng, nhưng vẫn có sự giao thoa. Theo ông Nguyễn Trọng Gang, xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo) các công đoạn làm diều công phu từ cách chọn tre già, vót nan phải đều như đuôi chuột, gò khung phải cân… Sáo xâu lại bằng một thanh tre, buộc chặt với xương sống diều. Sáo diều làm bằng ống trúc, ống bầu, miệng bít bằng gỗ mít, vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo âm thanh. Có ba loại sáo nhất, nhị, tam, sáo to hay nhỏ phụ thuộc vào kích cỡ của diều. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang, sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Về bộ điện chỉ cần nối mạch hai chiếc pin tiểu hoặc 2 chiếc pin đại (với diều to) và đoạn dây dẫn cùng với chiếc bóng đèn mi ni, tất cả gắn chặt trên cánh diều là được.

Có thể nói, các trò chơi dân gian đem lại cho con người những khoảnh khắc thăng hoa, giúp người già như trẻ lại, người lao động trở nên yêu đời hơn sau những giờ làm việc căng thẳng và góp phần quan trọng trong việc tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em.

(Nguồn: Trò chơi dân gian…/Thanh Thảo//Báo Hải Phòng điện tử. - Chủ Nhật, 04/11/2012)

64. Bộ phim sử thi Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Ðầu tháng mười vừa qua, tổng đạo diễn - NSƯT Văn Lượng và các đồng sự của Xưởng phim truyền hình Hải Phòng (HFS) đã bắt đầu triển khai tiền kỳ sản xuất bộ phim truyền hình sử thi 45 tập Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Text Box: Ðạo diễn - NSƯT Văn Lượng, sinh năm 1957 tại Hải Phòng vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là đạo diễn có nhiều phim truyền hình nhất về đề tài đất nước - con người và biển đảo Việt Nam và đang được đề cử xét tặng Kỷ lục châu Á trong năm 2013. Chỉ tính từ năm 1998 đến năm 2012, ông đã thực hiện 206 bộ phim truyền hình nhiều thể loại về đề tài nêu trên. Ông và Xưởng phim Ðài PT&TH Hải Phòng vừa thực hiệc thành công 15 tập phim trong phần một của bộ phim truyền hình Con mắt bão, ngợi ca vùng đất và con người Hải Phòng anh dũng, quật khởi với nhiều đóng góp, sáng tạo trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Bộ phim do Công ty cổ phần Việt Nam Tinh Hoa cùng Xưởng phim truyền hình Hải Phòng (HFS) và Công ty CP Truyền thông iGen Media phối hợp thực hiện, được kỳ vọng sẽ khắc họa một cách chân thực và đầy đủ thân thế, sự nghiệp oai hùng của vị vua Anh hùng - Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong một không gian rộng lớn với bối cảnh sinh hoạt của thế kỷ 13. Theo kịch bản ban đầu, dự định bộ phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông là phim tài liệu truyền hình 15 tập. Nhưng sau đó, thực hiện phương thức xã hội hóa, huy động tài trợ cùng sự đóng góp xây dựng kịch bản của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và hoạt động điện ảnh, các đơn vị sản xuất đã chuyển hướng xây dựng kịch bản thành 45 tập phim truyện truyền hình cùng tên. Từ đề cương kịch bản chi tiết tạo dựng cốt truyện - tuyến truyện, hệ thống nhân vật, đoàn làm phim đang bắt tay nghiên cứu, tiến hành thiết kế bối cảnh, phục trang, đạo cụ... khá kỹ lưỡng, với cả một khối lượng công việc khá lớn. Tổng đạo diễn - NSƯT Văn Lượng và là Giám đốc HFS cho biết: "Chúng tôi không cầu mong điều gì, chỉ mong sao thể hiện được vẻ đẹp và bản sắc của văn hóa và con người Việt, tích tụ thành tinh hoa trong phim Phật Hoàng Trần Nhân Tông"…

(Nguồn: Bộ phim sử thi…/Hương Thắng//Báo Nhân Dân. – Số 20871. – Ngày 02/10/2012. – Tr. 5)

65. Giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian: Ngân nga mãi làn điệu giao duyên hát Đúm

Hát Đúm vốn là một loại hình sinh hoạt văn nghệ khá đặc trưng của người dân Thủy Nguyên vào dịp Tết đến, Xuân về. Tuy nhiên, những năm gần đây, thể loại văn nghệ dân gian này dần bị mai một. Vì vậy, trong cuộc làm việc với Huyện ủy Thủy Nguyên mới đây về tình hình thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa 10) về “Thực hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín, dị đoan”, đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành chỉ đạo huyện Thủy Nguyên phải gìn giữ, phát triển thể loại văn nghệ dân gian đặc trưng này.

Miền đất Thủy Nguyên - ngoài Ca trù đã được khôi phục và đang từng bước phát triển trở lại - còn có hát Đúm. Hát Đúm không chỉ là “đặc sản” của các xã Phục Lễ, Phả Lễ… mà còn là niềm tự hào của người dân Thủy Nguyên nói riêng và của thành phố Hải Phòng, như Bắc Ninh có hát Quan họ, Nghệ An có hát Dặm và Phú Thọ có hát Xoan...

Con gái làng làm lụng vất vả quanh năm, để bảo vệ sắc đẹp, họ phải bịt khăn, nên ngày thường trai, gái gặp nhau khó nhận ra nhau, chỉ có ngày đi hát người con gái mới mở khăn để bạn hát nhìn thấy dung nhan. Thế nên, hát Đúm cũng là tục lệ bỏ khăn che mặt của các cô gái. Sau này, trai làng đi làm ăn xa, đến Tết mới trở về nên hát Đúm chỉ tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hát Đúm có từ lâu đời. Sau khi thu hoạch lúa, vào những đêm trăng thanh gió mát, trai, gái rủ nhau đi hát Đúm.

Hát Đúm diễn ra vào những ngày Xuân, từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Ngày bắt đầu của hội hát Đúm còn gọi là Hội mở mặt, bởi đó là ngày những cô gái bỏ chiếc khăn mỏ quạ bịt mặt trong suốt cả năm để lộ khuôn mặt trắng ngần, ăn diện xúng xính. Trong ngày hội, trai – gái gặp nhau, say sưa hát đối đáp những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa. Lời hát phần nhiều là những câu hát ví von. Các chàng trai nếu muốn lọt mắt xanh các cô gái thì phải học cách hát, phải hát giỏi, đối đáp tốt thì mới được các cô gái để ý. Qua những buổi hát, nhiều đôi đã phải lòng nhau để đến cuối năm nên duyên vợ chồng.

Hát Đúm không có nhiều giai điệu, nó đều đều, ngân nga, ê a, nhiều lúc trầm bổng như hát ru. Giai điệu đều đều, có người hát giọng mũi nghe ngàn ngạt nhưng khi hiểu thì thấy rất hay. Lời bài hát phong phú, đối nhau, thường theo thể thơ lục bát và song thất lục bát. Vì thế, đòi hỏi người hát phải giỏi ứng khẩu, tùy hứng, thông minh, nhanh trí về đối đáp.

Vui nhất trong hát Đúm là hát giã đám. Hát giã đám có những bài rất hay như: “Dùng dằng giã bạn... ngẩn ngơ/ Để chiều ướt tím con đò sông quê/ Nghiêng nghiêng vành nón trăng thề/ Giếng làng em múc chiều về nắng buông”, hay “Vọng nghe giọng hát yêu thương/ Nao nao sóng nước vương vương nỗi niềm/ Theo câu hát đúm nên duyên/ Mà tình neo mãi vào miền sông trăng”. Ca từ đẹp, đậm chất thơ, giai điệu không phức tạp, người hát không phải cao giọng, dễ nhớ, dễ hát.

Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên Trần Lanh cho biết: “Qua năm tháng, hát Đúm vẫn lưu truyền qua các thế hệ, nhưng hiện nay, trước sự thay đổi của đời sống âm nhạc, hát Đúm không còn chỗ đứng trong giới trẻ. Họ thích nhạc mạnh, nhạc trẻ hơn.”

Hơn 10 năm trước, tôi vẫn về đình Phục Lễ nghe hát Đúm. Những làn điệu say sưa, đằm thắm ngày ấy giờ không còn hiện hữu. Đã đến lúc các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, các nhà quản lý… cần vào cuộc để giữ lại những làn điệu dân gian vô giá này. Mong rằng, một ngày không xa, hát Đúm trong Ngày hội mở mặt sẽ sống lại, để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp nhận, gìn giữ, đắm chìm trong những làn điệu ấy bên cạnh sự đắm chìm trong âm nhạc đương đại của thời đại họ đang sống.

(Ảnh: Hát đúm- thể loại văn nghệ dân gian đặc trưng của huyện Thủy Nguyên)

(Nguồn: Giữ gìn và phát triển…/Trần Long//Báo Hải Phòng điện tử. - Thứ Ba, 06/11/2012)

66. Những ngày Văn hóa Ucraina tại Việt Nam

Theo Bộ VH-TT&DL, những ngày văn hóa Ucaina tại Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM, trong đó chương trình Lễ khai mạc diễn ra tại TPHCM vào tối 9/11. Chương trình nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Ucraina, giai đoạn 2010 - 2012. Nhân dịp này công chúng có cơ hội được thưởng thức những ca khúc, điệu múa đặc sắc dưới sự trình diễn của Dàn nhạc dân tộc hàn lâm Quốc gia Ucraina, Dàn hợp xướng nhạc dân tộc Hàn lâm quốc gia G.Veryovka cùng nhiều nghệ sỹ công huân, nghệ sỹ nhân dân của Ucraina.

(Nguồn: Những ngày văn hóa…//Báo Công an nhân dân online. – Ngày 7/11/2012)

VI – THỂ THAO

67. Nhìn từ giải vô địch Thể dục dụng cụ toàn quốc 2012: Khoảng trống lực lượng

Gói gọn trong 2 ngày thi đấu, giải vô địch Thể dục dụng cụ toàn quốc đã kết thúc với vị trí dẫn đầu toàn đoàn thuộc về Hà Nội, thứ nhì là Hải Phòng và thứ ba là đoàn Quân đội rồi TP.HCM. Đây là kết quả không nằm ngoài đánh giá của giới chuyên môn, bởi lẽ, đây là những địa phương có truyền thống và duy trì được lực lượng vận động viên đồng đều trong nhiều năm qua.

(Nguồn: Nhìn từ giải vô địch…/Hiền Anh//Báo Hà Nội mới. – Ngày 02/11. – Tr. 5)

68. Vicem Hải Phòng chuẩn bị mùa giải mới: Mời Huấn luyện viên Mai Đức Chung và đá hạng Nhất

“Vicem. HP cam kết tiếp tục làm bóng đá và sẽ phát triển một cách bền vững trên cơ sở cải thiện điều kiện cơ bản để hoàn thành mục tiêu trở lại V-League”, chủ tịch Câu lạc bộ Vicem.HP Trần Duy Sơn phát biểu như vậy bên lề Hội thảo chuẩn bị mùa giải 2013. Về quyết định không tiếp quản các đội bóng muốn nhượng lại suất V-League, chủ tịch Sơn khẳng định: “Thời gian qua, rất nhiều thông tin cho rằng các Câu lạc bộ muốn chuyển giao đội bóng và suất V-Leaguecho Hải Phòng, nhưng Câu lạc bộ Hà Nội và N.SG chẳng có ai liên lạc với lãnh đạo V.HP. Thế nên, việc của chúng tôi vẫn là đăng ký và chuẩn bị tốt nhất cho giải hạng Nhất”. Được biết, Vicem.HP đã liên hệ và xúc tiến hợp đồng với Huấn luyện viên Mai Đức Chung. Đôi bên đã nhất trí sơ bộ về các điều khoản trong hợp đồngvà công tác chuẩn bị nhân sự. Theo đó, ông Chung sẽ lên toàn bộ danh sách Ban huấn luyện và chốt lại những cầu thủ cần thiết cho mục tiêu thăng hạng. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc gia với đội U19 Việt Nam đang thi đấu VCK U19 châu Á tại UAE, Huấn luyện viên Mai Đức Chung và phía Vicem.HP sẽ ngồi lại trước khi ký hợp đồng. Tới nay, Vicem.HP cũng đã làm việc với các cầu thủ. Theo đó, tất cả những người còn hợp đồng sẽ tiếp tục cống hiến cho Câu lạc bộ. Mặt khác, những công thần và cầu thủ địa phương cũng được mời ở lại, trong đó có những cái tên như Minh Châu, Trọng Nghĩa, Văn Đông, Tuấn Tiến, Bảo Long… Đội bóng đất Cảng cũng đang tận dụng các nguồn để chuẩn bị thử nghiệm một vài ngoại binh nhằm sẵn sàng tăng tốc trong quá trình chuẩn bị cho mùa bóng mới.

(Nguồn: Vicem Hải Phòng…/Minh Hải//báo Bóng đá Online. – ngày 06/11/2012)

69. Đăng cai Asian Games vì một Việt Nam công nghiệp toàn diện

Đề án vận động đăng cai Asian Games lần thứ 18 năm 2019 tạiViệt Nam đã được hoàn thiện và gửi lên Chính phủ từ tháng 4/2012. Tổng kinh phí tổ chức một kỳ Asian Games dự kiến là 150 triệu USD (khoảng 3.000 tỉ đồng) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau của các tầng lớp nhân dân. Asian Games lần 18 dự kiến diễn ra cuối tháng 11 đầu tháng 12/2019, sẽ có 35 môn được tổ chức. Ngoài việc thi đấu chính tại Hà Nội, còn có 14 địa điểm tổ chức phụ của Asian Games 18 dự kiến gồm TP.HCM, HảiPhòng, Đà Nẵng, Bình Thuận, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam và Phú Thọ. Tổng kinh phí dự kiến để tổ chức đại hội dự trù 4.162 tỉ đồng, trong đó chi phí dự kiến là 3.149 tỉ đồng (tương đương 150 triệu USD).

(Nguồn: Đăng cai Asian Game…/Hàn Đan//Báo Thể thao & Văn hóa. – Ngày 9/11/2012. – Tr. 2 + 3)

70. Kết thúc giải điền kinh sinh viên toàn quốc

Sau ba ngày thi đấu, đua tài sôi nổi, nhiệt tình và quyết liệt, chiều 9/11 tại Trường đại học Vinh đã diễn ra lễ bế mạc Giải điền kinh sinh viên toàn quốc lần thứ XIX - năm 2012. Tham dự Giải có gần 20 đoàn với trên 400 vận động viên, huấn luyện viên và được chia làm 3 hệ thi đấu. Kết quả: Nội dung toàn đoàn hệ bán nâng cao – đồng đội nữ: Trường Đại học Hải Phòng 28 điểm đạt giải Ba; giải Nhất là trường Đại học Vinh với 155 điểm; Nhì trường Đại học Huế với 81 điểm. Nội dung Đồng đội nam, Nhất trường Đại học Hải Phòng với 146 điểm; Nhì trường Đại học Vinh với 111 điểm; Ba thuộc về trường Đại học Huế với 85 điểm. Nội dung hệ phong trào (đồng đội nữ) toàn đoàn, Nhất thuộc về trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với 140 điểm; Nhì thuộc về trường Đại học Vinh với 105 điểm; Ba thuộc về trường Cao đẳng Sư phạm Huế với 98 điểm. Đồng đội nam, Nhất thuộc về trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với 113 điểm; Nhì thuộc về trường Cao đẳng Sư phạm Huế với 91 điểm; Ba thuộc về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với 82 điểm.

(Nguồn: Kết thức giải điền kinh…/Trung Toàn//Báo Giáo dục thời đại online. – ngày 10/11/2012)

VII – DU LỊCH

71. Phát huy thế mạnh du lịch đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ để hội nhập khu vực và thế giới. Việc chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng cho Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 với chủ đề "Văn minh sông Hồng" nhằm tạo thế liên kết, phát huy thế mạnh của du lịch khu vực với sự phong phú về tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Tổng cục trưởng Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Nền văn minh sông Hồng gắn với sản xuất lúa nước, gắn với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng và thật sự là giá trị cốt lõi kết nối các tỉnh trong khu vực. Văn minh sông Hồng hứa hẹn sẽ là chủ đề tạo ra một cảm hứng rất đặc biệt cho Năm du lịch quốc gia 2013". Được biết, ba nội dung chính được đưa ra cho du lịch Việt Nam năm 2013 gắn với chủ đề "Văn minh sông Hồng" bao gồm: du lịch đô thị gắn với di sản văn hóa, đô thị cổ cùng các di sản văn hóa cổ; du lịch biển đảo - duyên hải đông bắc Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà... Khu vực du lịch đồng bằng sông Hồng cần thiết phải có ba phân khu chức năng xoay quanh ba trung tâm lớn là: vùng Hà Nội, vùng duyên hải và vùng nam sông Hồng trải dài qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Ðịnh, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các sản phẩm du lịch chính sẽ được phân bố hợp lý theo từng địa phương sao cho hình thành cơ bản một tuyến liên kết du lịch vững chắc. Tiêu đề Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 đã cho thấy ý tưởng mong muốn tạo nên những đột phá mạnh mẽ từ chính những thế mạnh du lịch "đang ngủ quên" của khu vực châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ. Trước tiên phải kể đến Hải Phòng, thành phố cảng và du lịch biển, một điểm trong tứ giác tăng trưởng kinh tế - du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình. Tuy nhiên, du lịch Hải Phòng đang gặp nhiều khó khăn về xây dựng sản phẩm du lịch và lại nằm cạnh một Quảng Ninh - Hạ Long, một điểm đến đang thu hút đông du khách với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch biển, đảo. Ðiều đó cũng tạo nên cảm giác du lịch Hải Phòng dường như đang bị hụt hơi trong những năm gần đây. Tại hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng vừa diễn ra, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hải Phòng Ðoàn Duy Linh cũng khẳng định, du lịch Hải Phòng chỉ có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững, thương hiệu được quảng bá rộng rãi khi có sự liên kết với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực châu thổ sông Hồng. Ngành du lịch thành phố hy vọng với chương trình Năm du lịch quốc gia 2013, sự hợp tác, liên kết du lịch sẽ giúp thành phố hoa phượng đỏ nâng cao được vị thế, trở thành một trong những trung tâm, đầu mối trong trục "tứ hùng" của khu vực, với những điểm đến, những sản phẩm du lịch mới đầy hứa hẹn. Trình làng trong chuyến khảo sát liên kết du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng tháng 10, Hải Phòng đã giới thiệu tuyến du lịch chính của năm 2013 nối kết Cát Bà - Ðồ Sơn và nội thành Hải Phòng. Trong đó, điểm nhấn chính là Cát Bà, một trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng với nhiều danh thắng di tích hấp dẫn, đặc biệt là vịnh Lan Hạ với vẻ đẹp quyến rũ có tiềm năng liên kết tốt với Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long.

(Nguồn: Phát huy thế mạnh…//Báo Nhân dân. – ngày 31/10/2012. – Tr. 3)

72. Đánh thức tiềm năng du lịch đồng bằng sông Hồng - Du lịch Đồng bằng sông Hồng - vùng đất giàu tiềm năng

Năm 2013 được Bộ VH-TT&DL chọn là Năm du lịch đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với chủ đề “Văn minh sông Hồng - Hải Phòng năm 2013”. Để có thể khai thác sản phẩm du lịch mới, Tổng cục Du lịch đã tổ chức đoàn khảo sát với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch đến từ mọi miền đất nước, nhằm góp ý cho các tỉnh vùng ĐBSH. Vùng ĐBSH được đánh giá là có tiềm năng đối với phát triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, tuy nhiên để khai thác được tiềm năng này phải tạo ra được sản phẩm du lịch rõ nét. Dựa trên nhu cầu thị trường khách, đại diện các công ty lữ hành đều cho rằng, lợi thế lớn nhất của vùng ĐBSH chính là du lịch sinh thái và du lịch biển đảo. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc Ninh Bình tập trung khai thác vùng sinh thái Tràng An và Hải Phòng tập trung khai thác vùng Cát Bà nối tuyến với Hạ Long. Ông Nguyễn Thế Vinh - Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Saigontourist, đánh giá: “Cát Bà có những lợi thế mà Hạ Long không có, đó là trong vịnh Lan Hạ có những bãi tắm mi ni và khu di tích nổi bật như Pháo đài Thần Công, Hang Quân y và Vườn quốc gia Cát Bà”. Ông Lưu Đức Kế, Công ty Hanoitourist: Nếu lấy chủ đề Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng 2013 là "Văn minh sông Hồng", nên có tour dọc sông Hồng, trong đó nên tái hiện chiến tích lịch sử Bạch Đằng Giang hào hùng. Liên quan đến sự phát triển du lịch Cát Bà, nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng: Việc khai thác du lịch Cát Bà đang phụ thuộc vào thời tiết. Cát Bà luôn quá tải vào mùa hè, trong khi đó mùa đông thì vắng khách. Do đó, du lịch Cát Bà cần có những sản phẩm để giãn khách mùa đông. Chị Trần Việt Hương - Trưởng phòng sản phẩm Vietravel cho biết: “Cát Bà có lợi thế về những điểm quan sát vịnh và những di tích lịch sử đặc sắc có thể kéo khách đến trong mùa đông. Ngay sau chuyến khảo sát, đơn vị sẽ thiết kế tung ra sản phẩm tên gọi “Cát Bà không có mùa đông” bán ngay đầu năm 2013. Muốn vậy, bên cạnh việc cập nhật thông tin về điểm đến, khả năng sẵn sàng đón khách, thì việc đẩy mạnh quảng bá là điều cần thiết để doanh nghiệp dễ kéo khách từ trong Nam ra”. Nếu làm được điều này thì du lịch miền Bắc sẽ dần khắc phục tính mùa vụ trong du lịch. Còn ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch thì cho rằng, “vài năm nữa, hệ thống giao thông hạ tầng trong khu vực sẽ được kết nối, trong đó, sân bay Cát Bi; đường cao tốc Đình Vũ - Cát Bà; quốc lộ 5 mới nối thông với quốc lộ 18 sẽ là cơ hội cho du lịch phát triển. Tiềm năng nổi bật vùng ĐBSH và duyên hải Bắc bộ với sản phẩm du lịch biển đảo theo trục Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long sẽ là sự khác biệt lớn nhất trong cạnh tranh khu vực; tiếp đến là loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh dựa trên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể với tâm điểm là Hà Nội và khai thác thế mạnh vùng sinh thái, cảnh quan Ninh Bình.

(Nguồn: Đánh thức tiềm năng…/Xuân Cường//Báo Tin tức. – ngày 01/11/2012)

73. Hải Phòng phát triển dịch vụ phụ trợ cho tour truyền thống

Đây là một chủ trương của thành phố Hải Phòng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trong Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013. Hiện thành phố đang gấp rút chuẩn bị các hoạt động cho Năm Du lịch quốc gia 2013 do địa phương đăng cai. Trong đó, vấn đề sản phẩm du lịch chủ đạo được chú trọng, quan tâm đặc biệt. Ông Đoàn Duy Linh – Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết, trước mắt, thành phố đang nâng cấp các sản phẩm, chương trình du lịch hiện có, song song với việc xây dựng mới các sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng. “Hải Phòng khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các nhóm sản phẩm gắn nhãn “Sản phẩm đặc biệt Năm Du lịch quốc gia 2013” – ông Linh cho hay. Ông Linh cho biết thêm, trong Năm Du lịch quốc gia, việc có sản phẩm mới toanh đạt chất lượng là điều khó. Do đó, với thế mạnh rừng biển đảo, Hải Phòng sẽ tập trung cho các tour truyền thống bằng việc đầu tư xây dựng, phát triển các dịch vụ phụ trợ, mở rộng các điểm đến để làm mới lịch trình, trùng tu các điểm di tích lịch sử - văn hóa quan trọng để mở rộng phạm vi tham quan. Ví dụ như đầu tư sân goft, các điểm mua sắm cho các tour Đồ Sơn, dẫn khách đến điểm đến mới mẻ là Pháo đài thần công ở Cát Bà…

(Nguồn: Hải Phòng phát triển…/Khánh Hải//Báo điện tử Tổ Quốc. – Ngày 02/11)

74. Hải Phòng hướng đến du lịch mùa đông

2013, ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch thành phố cho biết, Hải Phòng sẽ chi khoảng 20 tỷ đồng ngân sách cho sự kiện này. Trước việc nhiều du khách phản ánh từ cửa ngõ thành phố Hải Phòng đến Khu du lịch Đồ Sơn có tới 7 chốt kiểm tra của Cảnh sát giao thông gây ức chế, ông Lê Khắc Nam cho biết, sang năm 2013, thành phố sẽ tính toán để giảm bớt một số điểm kiểm tra, tránh gây phiền hà cho du khách. Về vấn đề chặt chém du khách trong mùa du lịch, ông Nam khẳng định, thành phố sẽ giao việc kiểmtra, giám sát giá cả, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan thanh tra và cả công an thành phố, lãnh đạo chính quyền địa phương nhằm xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, về lâu dài, thành phố mong muốn thu hút đầu tư để có sản phẩm du lịch mùa đông, tránh tình trạng ăn sổi, tranh thủ chặt chém vào mùa hè.

(Nguồn: Hải Phòng hướng đến…/Káp Long//Báo Thanh niên. – ngày 10/11/2012)

75. Nguyễn Trung Kiên – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý Á châu: Từng bước chinh phục đỉnh Everest

Nguyễn Trung Kiên (30 tuổi) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn quảnlý Á Châu, người xây dựng trang thông tin điện tử chinhphuceverest.com.vn tâmsự về cuộc thi “CEO – Chìa khóa thành công 2012” với tư cách một người tham dự:“Tôi đã có một tuần chuẩn bị chu đáo cho buổi ghi hình trên Trường quay S10 trong Chương trình CEO – Chìa khóa thành công 2012 với một niềm tin mãnh liệt là sẽ đánh bại 3 CEO tài năng khác để có thể vượt lên chính mình”. Anh cũng là người đạt mức điểm cao nhất và vinh dự nhận danh hiệu CEO xuất sắc nhất tháng của Chương trình. Còn rất trẻ, với nhiều hoài bão, nhiệt huyết và khả năng kinhdoanh, năng khiếu tư vấn, Kiên đã tự hùn vốn thành lập Công ty Tư vấn quản lý Á Châu và giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Anh đang ngày ngày cống hiến cho sự phát triển và lớn mạnh của Công ty mình.

(Nguồn: Nguyễn Trung Kiên…/Báo Đầu tư. – ngày 16/11. – Tr. 11)

76. Hãng Saigontourist khai trương chi nhánh tại Hải Phòng

Lữ hành Saigontourist vừa chính thức khai trương chi nhánh Hải Phòng, hướng đến Năm Du lịch Quốc gia 2013. Chi nhánh đặt tại 13 Hồ Xuân Hương, quận Hồng Bàng. Chi nhánh này tập trung vào các dịch vụ du lịch trong và ngoài nước, đại lý vé máy bay quốc nội và quốc tế, dịch vụ vận chuyển, du học và dịchvụ việc làm ngoài nước. Tại lễ khai trương, ông Dương Anh Điền – Chủ tịch thành phố hi vọng, Saigontourist sớm xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá tới du khách trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch Hải Phòng, đặc biệt là du lịch biển-đảo, hợp tác về du lịch với các địa phương lân cận, khai thác các tour,tuyến du lịch mới và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Hải Phòng.

(Nguồn: Hãng Saigontourist…//Tiền Phong. – Ngày 20/11/2012. – Tr. 11)

VIII – GIAO THÔNG - VẬN TẢI

77. Gần 11,85 nghìn tỷ đồng xây dựng đường Tân Vũ-Lạch Huyện

Bộ GTVT vừa có Quyết định số 2531 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt (Step) của Chính phủ Nhật Bản. Theo đó, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam được giao làm chủ đầu tư dự án có quy mô kết cấu móng cầu chính giảm từ 6 làn xuống còn 4 làn xe; sơ đồ, kết cấu nhịp và móng mố trụ cầu dẫn cũng có thay đổi. Bộ GTVT còn điều chỉnh tăng cường độ mặt đường, kết hợp bổ sung một số hạng mục công trình tạm, phụ trợ… Tổng mức đầu tư dự án sau khi điều chỉnh là 1,8 nghìn tỷ đồng và 37,557 tỷ yên, tương đương gần 11,85 nghìn tỷ đồng, giảm gần 1,3 nghìn tỷ đồng so với phương án đề xuất gần nhất trước đó. Theo thiết kế, toàn tuyến dài 15,63 km, trong đó cầu vượt biển Đình Vũ dài 5,44 km, bảo đảm vận tốc 80km/h. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 12/2012.

(Nguồn: Gần 11,85 nghìn tỷ đồng…/Đức Thuật//Báo Hà Nội mới. – Ngày 02/11/2012. – Tr. 4)

78. Chuẩn bị hợp long cầu Rào 2

Theo Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng, đến nay, công trình xây dựng cầu Rào 2 hoàn thành 94% khối lượng công việc, nhà thầu chính MTHojgaard a/s đang chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị hợp long bê tông cầu Rào 2, dự kiến trước ngày 10-11-2012.

Trong tổng số 8 phân đoạn, nhà thầu đã hoàn thành 7 phân đoạn bao gồm: lắp đặt, hàn, căng cáp, bê tông cốt thép mặt cầu. Hiện, công trình xây dựng cầu Rào 2 đang được nhà thầu thi công lắp hẫng nhịp giữa cuối cùng. Nhịp hẫng này đã được hàn 1 đầu, chờ đổ bê tông hợp long. Sau khi hợp long bê tông sẽ thi công lớp chống thấm và rải bê tông át- phan mặt cầu.

Cũng theo Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng, sau khi hoàn thành mặt cầu, cuối tháng 11-2012 sẽ thử tải và thông xe kỹ thuật. Việc hoàn thiện, nghiệm thu toàn bộ công trình được thực hiện trong khoảng 3 tuần và đến trung tuần tháng 12-201 cầu Rào 2 sẽ chính thức được khánh thành.

(Ảnh: Toàn cảnh cầu Rào 2 đang được khẩn trương thi công)

(Nguồn: Chuẩn bị hợp long…//Báo Hải Phòng điện tử. - Thứ Sáu, 02/11/2012)

79. Tiếc trăm tỷ, thất thu ngàn tỷ

Nếu chịu bỏ ra khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm để nạo vét luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng đủ độ sâu, thì lợi nhuận mang lại cả ngàn tỷ đồng cho ngân sách. Tuy nhiên, đến nay nguồn tài nguyên này lúc được khơi thông, khi bị tắc... Sau nhiều năm, cách đây một tháng, ông Lưu Văn Quảng, Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo đảm An toàn Hàng hải (BĐATHH) miền Bắc đã phát đi thông báo với ngành hàng hải thế giới “Luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng đạt chuẩn tắc thiết kế âm 7,2m”. Sở dĩ được như vậy, vì hồi đầu năm, sau khi làm việc với Hải Phòng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo rót khoảng 150 tỷ để nạo vét luồng. Với độ sâu này, các loại tàu trọng tải đến 2.000 tấn có thể ra vào cảng Hải Phòng ăn và nhả hàng dễ dàng, thay vì trước đây đến bến Gót ở đảo Cát Hải phải hạ tải, sau đó mới được vào cảng. Theo ông Quảng, cứ thêm mỗi triệu tấn hàng hóa qua khu vực cảng biển Hải Phòng sẽ đem lại nguồn thu cho đất nước thêm khoảng 3.000 tỷ đồng, trong đó riêng Hải quan Hải Phòng có thể thu thêm được khoảng 1.000 tỷ đồng tiền thuế. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông, dịch vụ được vận hành tối đa tạo thêm hàng nghìn việc làm... Cảng Hải Phòng là cửa ngõ thông thương với quốc tế quan trọng nhất của miền Bắc. Hàng hóa của 17 tỉnh, thành phố phía Bắc, hàng quá cảnh của khu vực Bắc Lào và phía Nam Trung Quốc đều đi qua. Lượng tàu biển đến cảng Hải Phòng tăng bình quân 11% mỗi năm, lượng hàng hóa tăng bình quân 18% mỗi năm và dự kiến năm 2012 lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng khoảng 50 triệu tấn và hải quan thu được khoảng 50.000 tỷ đồng tiền thuế. Ông Trương Văn Thái - Phó Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng cho biết: “Việc luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng đạt chuẩn tắc thiết kế sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận được tàu lớn hơn. Tàu hai vạn tấn có thể ra vào Tân Cảng dễ dàng và tàu đến 4 hay 5 vạn tấn giảm tải tùy theo điều kiện thủy triều là đều có thể cập cầu cảng Tân Cảng. Trước đó, khi luồng không đạt chuẩn tắc thì việc tàu lớn vào là không thể...”. Tuy nhiên, theo ông Lưu Văn Quảng, do đặc điểm địa hình, địa chất của hệ thống sông và cửa biển nên mức độ bồi lắng trên luồng Hải Phòng rất lớn. Năm 2006, dự án nâng cấp cảng Hải Phòng với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật thì để duy trì chuẩn tắc của tuyến luồng phải thường xuyên nạo vét khối lượng sa bồi hàng năm từ 1,5 đến 3 triệu m3. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư nạo vét từ ngân sách năm có, năm không nên không duy trì được việc nạo vét thường xuyên, vì thế độ sâu luồng (nếu sau 3 tháng không được nạo vét) lại đang bị đe doạ. “Độ sâu luồng không đạt chuẩn tắc thiết kế thì tàu có trọng tải lớn khó vào cảng biển Hải Phòng được. Hiện, cảng biển Hải Phòng có khả năng đón được tàu 4 vạn tấn giảm tải và trung bình mỗi ngày có hơn 40 lượt tàu ra vào cảng vận chuyển hơn 120 nghìn tấn hàng hóa. Độ sâu luồng không bảo đảm làm tàu có trọng tải lớn phải giảm tải, chờ đợi thủy triều để ra vào cảng phát sinh chi phí làm các doanh nghiệp vận tải bị thiệt hại hơn 400 tỷ đồng mỗi năm và kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh, khấu hao tài sản...”, ông Quảng nói. Theo ông Quảng, để duy trì độ sâu luồng vào cảng Hải Phòng luôn âm 7,2m, thì mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi khoảng trên 200 tỷ đồng để nạo vét sa bồi thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn tiền từ ngân sách không phải lúc nào cũng thuận lợi, năm có, năm không dẫn tới khi thì nào vét, khi không. Hệ lụy là độ sâu luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng luôn không thể duy trì ổn định. Hiện tàu lớn vẫn đang vào được cảng, tuy nhiên chỉ vài tháng nữa sa bồi lắng, độ âm 7,2m không còn, nếu không có kinh phí nạo vét thường xuyên (3 tháng một lần), thì tàu lớn lại khó vào cảng. Trao đổi về bài toán nguồn vốn nạo vét này, Chủ tịch thành phố Dương Anh Điền nói: “Để tránh lãng phí nguồn tài nguyên vàng của Hải Phòng, cũng như đất nước, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với Trung ương để lại cho Hải Phòng kinh phí nạo vét luồng lạch vào cảng cố định hàng năm, từ nguồn thu thuế của Hải Quan, chứ không phải năm nào cũng phải đi xin, mà xin thì khi được, khi không. Tuy nhiên, đến nay chưa được duyệt”. Ông Trần Mạnh Hùng, trưởng phòng Kinh doanh chi nhánh của một hãng tàu biển nước ngoài tại Việt Nam cho biết: Nếu nhà nước không đầu tư, thì những tàu vào cảng Hải Phòng chắc chắn giảm mạnh, bởi nếu phải hạ tải mới vào được cảng Hải Phòng, thì doanh nghiệp phải mất thêm chi phí mỗi container hàng từ 100 đến 160 USD, tùy loại container. Khi đó, chi phí đội lên rất cao, các tàu trọng tải lớn sẽ bỏ qua cảng Hải Phòng, nhà nước sẽ mất nguồn thu

(Nguồn:Tiếc trăm tỷ, thất thu… /Lam Khê//Báo Tiền Phong. – Ngày 02/11/2012)

80. Xem xét phương án đầu tư đường nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 8/11, Bộ trưởngBộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp về Dự án đường nối Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tham dự có Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các đồng chí trong Tổ cố vấn của Bộ trưởng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, Cục Tác chiến thuộc Bộ Quốc phòng và các vụ, cục, cơ quan chức năng của Bộ GTVT. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng bày tỏ sự cảm ơn tới lãnh đạo 2 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Cục Tác chiến và các đơn vị liên quan trong việc phối hợp, hỗ trợ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông. Bộ trưởng yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng của Bộ GTVT cần có sự quan tâm, hỗ trợ, không phân biệt dự án của tỉnh hay của Bộ để dự án sớm được triển khai xâydựng. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng hoan nghênh thành phố Hải Phòng đã chuẩn bị nhiều phương án để đầu tư công trình cầu Bạch Đằng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên cần phải chọn phương án cógiá thành hợp lý nhất. Chính vì vậy, Bộ trưởng thống nhất chọn phương án 1 theo thiết kế của TEDI là tối ưu và yêu cầu các đơn vị tuân thủ để triển khai thực hiện.

(Nguồn: Xem xét phương án…/Hà Thanh Oai//Báo Giao thông vận tải. – ngày 08/11)

81. Đảm bảo tiến độ sửa chữa Cầu Bính và xây dựng Cầu Rào 2

Theo UBND thành phố, Dự án sửa chữa CầuBính và xây dựng Cầu Rào 2 đang thực hiện đúng tiến độ, không có vướng mắc. Việc sửa chữa cầu Bính cơ bản hoàn thành nhữngcông việc khó khăn nhất là thay thế 22,4 m đoạn dầm, sửa chữa hệ thống lan canhư hỏng, lắp đặt 2 sợi cáp. Trong hai ngày 15-16/11, nhà thầu sẽ tiến hành thử tải cầu, đánh giá các điều kiện kỹ thuật để thông xe ngày 20/11, dự kiến vượtkế hoạch 1 tháng. Đối với dự án xây dựng Cầu Rào2, quá trình hợp long cầu cơ bản đã hoàn tất. Dự kiến, cuối tháng 11 thông xekkyx thuật và thử tải cầu. Theo cam kết của nhà thầu, dự án đầu tư xây dựng Cầu Rào 2 sẽ được khánh thành trước ngày 20/12, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam – Phần Lan đặt quan hệ ngoại giao. Lãnh đạo UBND thành phố lưu ý nhà thầu phải bảo đảm tuyệt đối về an toàn lao động, chất lượng công trình. Nút giao thông đường dẫn Cầu Rào 2 – đường Phạm Văn Đồng cần có hướng dẫn cho phương tiện tham gia giao thông qua cầu an toàn. Sở GTVT lập đề án cải tạo nút giao thông nàytrong năm 2012 nhằm đảm bảo đồng bộ hoạt động giao thông ở khu vực.

(Nguồn: Đảm bảo tiến độ…//Báo Giao thông vận tải. – Ngày 12/11. – Tr. 2)

82. Đề nghị khiển trách giám đốc Sở GTVT

Chiều 12/11, một lãnh đạo UBND thành phố xác nhận, Hội đồng kỷluật Sở GTVT đã họp để xem xét hình thức kỷ luật đối với ông Đàm Xuân Lũy -Giám đốc Sở GTVT và ông Mai Xuân Phương - Phó Giám đốc do không thực hiện tốtkế hoạch phòng, chống bão số 8. Theo đó, Hội đồng kỷ luật thống nhất đề xuấtthành phố kỷ luật khiển trách ông Lũy và ông Phương. Trước đó, chiều 28/10, khiBí thư Thành ủy Hải Phòng đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 8 tại huyệnThủy Nguyên trở về qua phà Bính, nhân viên chạy phà không đồng ý chở xe của Đoàn công tác vì lý do gió bão. Tuy nhiên, phà vẫn nhận chở các xe khác qua sông. Khi Bí thư lên xe taxi qua phà, xe taxi đã bị nhân viên bến phà thu tiền“bồi dưỡng”.

(Nguồn: Đề nghị khiển trách…/H. Hoàng//Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh. – Ngày 13/11/2012)

83. Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng: Tiệm cận mục tiêu

Dù năm 2012 được coi là năm hết sức khó khăn cho tất cả cácdoanh nghiệp nhưng Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng lại có kết quảhoạt động rất khả quan. Lượng hàng hóa thông qua Cảng 9 tháng đạt: Xếp dỡ 14.020.000 tấn hàng (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 74,6% kế hoạch Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giao). 9 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty đạt 95,35 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, bằng 77,8% kế hoạch năm). Dự kiến, năm 2012, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng đạt trên 19 triệu tấn, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 65 tỉ đồng. Thời gian qua, Công ty liên tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; tranh thủ những điều kiện thuận lợi của cảng biển nhằm mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế… Sắp tới, Công ty Cảng Hải Phòng sẽ tập trung hoàn chỉnh bãi chứa hàng và các công trình khác để kết thúc toàn bộ ba giai đoạn dự án cảng Đình Vũ. Công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư phương tiện,thiết bị, nâng cao năng lực xếp dỡ, chất lượng dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; thực hiện chủ trương các dự án mở rộng, phát triển Cảng Hải Phòng ra khu vực Lạch Huyện.

(Nguồn: Công ty THHH một… /Minh Huệ//Báo Diễn đàn doanh nghiệp. – Ngày 16/11. – Tr. 6)

84. Đường Đình Vũ chưa làm xong đã hỏng

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Đình Vũ (cửa ngõ ra vào các bếncảng, bãi container trên đảo Đình Vũ) được khởi công cuối năm 2010, dự kiếnthông xe kỹ thuật vào tháng 12/2012. Tuy nhiên, từ cuối tháng 10, do nền đườngnhiều đoạn bị nứt vỡ, sụt lún, nhà thầu đã phải cắt bỏ lớp nhựa bề mặt, trải đágia cố cốt nền, chờ thảm nhựa lại. Tại đường Đình Vũ, làn đường bên phải dàigần 1 km từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm tới khu vực cảng 128 Hải quân đang bị đàobới ngổn ngang. Bà Nguyễn Thị Lợi – người có nhà ở mặt tiền đường Đình Vũ chohay, đoạn đường này được trải nhựa từ đầu năm nhưng chỉ một thời gian ngắn cóchỗ thụt sâu thành hố trũng, chỗ trồi lên thành gờ cao. Nhà thầu đã cho sửachữa, dặm vá nhưng mặt đường ngày càng hư hỏng nặng nên cuối cùng họ phải phábỏ để làm lại. Ông Mai Xuân Phương - Phó Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Ban Quản lýdự án đường thủy đường bộ cho biết: Đầu năm 2012, khi nhà thầu đang trải thảmthô một làn đường Đình Vũ, thành phố đã yêu cầu cho xe tải chạy vào nhằm giảiquyết tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại đây. Đó là nguyênnhân gây hư hỏng tuyến đường. Hiện nhà thầu đã tạm ứng kinh phí sửa chữa (lêntới 7,5 tỉ đồng), chủ đầu tư sẽ trả lại sau. Ông Lê Văn Tiến - Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Tập đoàn Việt Úc - nhà thầu thi công cũng khẳng định: Đa số xetải lưu thông trên đường Đình Vũ đều chở quá tải. Việc chưa trải lớp thảm mịnđã cho xe tải đi vào gây rạn nứt mặt đường, nước mưa ngấm xuống làm hỏng cốtnền dẫn tới hư hỏng nặng. Tuy nhiên, theo một kỹ sư cầu đường, đường Đình Vũkhi hoàn thành, đi vào hoạt động cũng sẽ tiếp tục hư hỏng. Đó là do tuyến đườngcó lưu lượng xe quá tải hoạt động rất lớn, lẽ ra phải được thiết kế tải trọng80 tấn nhưng hiện chỉ chịu được 30 tấn. Hơn nữa, việc cải tạo, sửa chữa theokiểu chắp vá (hai bên được làm mới, còn phía trong lại sử dụng cốt nền cũ) dẫntới chênh lệch về kết cấu khiến tuyến đường sẽ sớm bị lún.

(Nguồn: Đường Đình Vũ…/Kim Linh//Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh. – Ngày 19/11/2012. – Tr. 5)

IX – Y TẾ - MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE - ĐỜI SỐNG

85. Hậu quả cơn bão số 8 tại Hải Phòng

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tại Hải Phòng, bão số 8 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản 7 người chết, 5 người mất tích vì bão số 8, thiệt hại ước tính hơn 400 tỷ đồng. Chính quyền địa phương đang chủ động cùng người dân đang gieo trồng bổ sung, khôi phục diện tích hoa màu bị thiệt hại. Ðối với diện tích lúa đang nỗ lực thu hoạch xong trong một, hai ngày tới. Bão đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân Hải Phòng 6.200 ha lúa bị đổ, úng, 4.800 ha hoa màu bị hư hại không còn khả năng phục hồi, 403 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập trôi, hơn 9.000 con gia cầm bị chết; hàng nghìn mái nhà, trang trại bị hư hỏng. Hiện ngành nông nghiệp đang cùng các địa phương và các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân khắc phục. Ðến 17 giờ ngày 30/10, Hải Phòng đã cơ bản bảo đảm giao thông trên các tuyến đường giao thông chính, khu vực trung tâm có cây bị gãy đổ.

(Nguồn: //Hậu quả cơn bão…// báo Thanh niên. – Ngày 31/10/2012. – Tr. 2)

86. Nhà máy DAP Hải Phòng: Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường

Vài năm trước, Việt Nam phải hoàn toàn nhập khẩu phân bón DAP với sản lượng mỗi năm khoảng 700.000 tấn. Nay, riêng với Nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng) công suất 330.000 tấn/năm và Nhà máy DAP Lào Cai đang xây dựng, nông dân Việt Nam có thể yên tâm, không phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Quan trọng hơn, DAP Hải Phòng đang làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Hiện Công ty đang xây dựng Nhà máy thạch cao, theo tiến độ đến cuối năm 2012, nhà máy đi vàohoạt động với công suất 700.000 tấn/năm, ngoài ra bãi thải còn phục vụ sản xuất xi măng. Như vậy, nhà máy thạch cao sẽ thiếu nguyên liệu trong tương lai. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Phiên cho biết, bãi thải Gyps và hồ chứa nước thải từ bãi Gyps đã được xây dựng đúng chuẩn theo thiết kế, có nghĩa là 5-6 vòng hồ để nước lắng đọng và lọc nước. Mỗi năm đoàn kiểm tra, thanh tra đều có kết luận bằng văn bản. Tới đây, Công ty sẽ cho trồng cây xanh quanh hồ.

(Nguồn: Nhà máy DAP Hải Phòng / Vũ Trang//Thời báo Kinh doanh. – Ngày 5/11/2012. – Tr. 10)

87. Báo động suy thoái môi trường ven biển Hải Phòng

Kết quả nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học gần đây tại các vùng ven biển của Hải Phòng cho thấy, các vùng ven biển đã có nhiều biểu hiện suy thoái, ô nhiễm về môi trường. Cácnhà khoa học cũng nhận định, đã đến lúc cần nghiên cứu, đánh giá và tìm hướnggiải quyết, quản lý vấn đề này. Thủy triều đỏ xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây là một trong những biểu hiện của việc suy thoái, ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Ông Nguyễn Công Thành, Phó giám đốc Trung tâm quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển – Viện nghiên cứu Hải sản cho biết, trong những năm qua, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước các vùng ven biển của thànhphố. Tuy chính quyền địa phương các cấp đã nỗ lực vào cuộc, có những giải pháp quản lý và bảo vệ, nhưng tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường vùng ven biểnhiện nay vẫn có xu hướng gia tăng. Cụ thể, theo ông Thành, Hải Phòng có nhiều vùng cửa sông, trong đó nhiều nơi từ lâu đã được coi là “điểm nóng” về môi trường, như khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng... Bên cạch đó, các hoạt động kinhtế - xã hội trên biển như du lịch, giao thông hàng hải, sản xuất thuỷ sản, dịchvụ hậu cần nghề cá… đã gây suy thoái môi trường vùng ven biển và chiều hướngngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, việc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát ở một số vùng ven biển hiện nay chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó, nhiều cơ sở sơ chế, chế biến thuỷ sản như chế biến sứa đã thải trực tiếp nguồn nước thải ô nhiễm ra sông, ra biển gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. “Chính vì các nguyên nhân trên, chúng tôi đã đề xuất với UBND thành phố thực hiện một số đề tài nghiên cứu về đánh giá thực trạng môi trường ở cảng cá, bến cá, ảnh hưởng của khai thác, chế biến sứa đến môi trường..., để từ đó có hướng quản lý phù hợp. Vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, nhất là đối với các vùng ven biển – nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, du lịch, từ lâu vốn vẫn được coi là“vùng nhạy cảm” của biển” – vị này chobiết. Theo các nhà nghiên cứu, chính việc suy thoái, ô nhiễm môi trường biển là tác nhân chính dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, đã ghi nhận 5 đợt thủy triều đỏ xảy ra tại các vùng biển của Hải Phòng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái, nuôi trồng thủy sản và môi trường biển. Theo ông Thành, thực ra tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường tại các vùng ven biển đã được đề cập từ lâu. Năm 2008, TS. Trần Đức Thạch, Viên Tài nguyên và Môi trường biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã có báo cáo đánh giá tình trạng suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm – Bạch Đằng và đề xuất các hướng bảo vệ. Tác giả đề tài cũng đưa ra hướng xử lý. Theo đó, để ngăn ngừa, giảm thiểu việc ô nhiễm tại các cửa sông cũng như các tác động tiêu cựckhác làm suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên, kìm hãm sự phát triển kinh tế, vấn đề đặt ra ở đây là cần có giải pháp đồng bộ, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy; tăng cường bộ máy quản lý; nâng cao ý thức cộng đồng; quy hoạch phát triển các ngành kinh tế hợp lý; quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường….

(Nguồn: Báo động suy thoái…/Văn Thương//Báo Pháp luật Việt Nam. – Ngày 6/11/2012. – Tr. 10)

88. Hỗ trợ sinh kế cho 21.000 người dân ven biển

Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, 11 xã ven biển thuộc thànhphố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình và Nam Định sẽ được hỗ trợ nâng cao nhận thức,giảm thiểu rủi ro trước biến đổi khí hậu và tiếp nhận các chương trình cảithiện sinh kế. Chương trình dự kiến thực hiện trong 29 tháng (từ nay tới hếtnăm 2014), sẽ có 21.000 người dân (trong đó nữ giới chiếm hơn 50%) được hưởnglợi. Đây là thông tin trong dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khảnăng thích ứng với biến đổi khí hậu của các cộng đồng ven biển Việt Nam”, do trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) thực hiện dưới sự tài trợ của tổ chức Oxfam và cơ quan Phát triển quốc tế Úc (AusAID). Theo bà Nguyễn Thu Huệ, giám đốc MCD, phòng ngừa rủi ro thiên tai và nâng cao khả năng thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu là việc làm không được chậm trễ và không thể làm đơn lẻ.

(Nguồn: Hỗ trợ sinh kế …/ T. Tuyền// báo Sài Gòn tiếp thị. – Ngày 5/11/2012)

89. Tám mươi triệu USD phát triển rừng ngập mặn ven biển

Nhằm củng cố, tăngcường thêm hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển Việt Nam, ngày 6/11, BộNN&PTNT ra Quyết định số 2781 điều chỉnh, bổ sung thêm tỉnh Thái Bình cùng với 6 địa phương khác là tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào danh sách xây dựng dự án phát triển hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. Theo Bộ NN&PTNT, tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án giai đoạn 1 dự kiến khoảng 80 triệu USD, trong đó chủ yếu vay của Ngân hàng Thế giới. Thời gian triển khai trong 8 năm (2014 - 2022). Mục tiêu đặt ra là phục hồi và tăng cường quản lý bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển Việt Nam, nhằm tăng cường vai trò của lâm nghiệp trong phòng chống nguy cơ sa mạc hóa, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần cải thiện đờisống cộng đồng dân cư địa phương.

(Nguồn: /P. Văn//Báo Sài Gòn giải phóng. – Ngày 7/11/2012. – Tr. 2)

90. Hiểm họa từ… rượu anh túc

Bắt đầu chán rượu ngâm cao hổ cốt, chân tay gấu, cao ngựa bạch…, dân nhậu thành phố Cảng giờ đây đang ngây ngất với loại đồ uống mới – rượu ngâm thân, lá, rễ, quả của cây anh túc bất chấp những hiểm họa đã và đang được cảnh báo. Anh Đ, trú tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân, một “đầu mối”chuyên cung ứng rượu anh túc, còn gọi là “rượu 138” (gọi theo tên một tổ chứcphòng chống ma túy) cho biết, tên rượu – rất trớ trêu đã được các bợm nhậu lấy từ Kế hoạch 138 của UBND tỉnh Yên Bái về việc tổng kiểm tra, rà soát và xử lýnhững người trồng thuốc phiện. Chủ một quán nhậu trên đường Văn Cao, quận Hải An khi được hỏi đã không giấu giếm: 1kg cây thuốc phiện tươi có thể ngâm được ba bình rượu, nếu bán ra thị trường cógiá 1,3 triệu đồng/bình 5 lít. Và chỉ cần ba cây gập lại có thể kiếm ngót triệu đồng. “Rượu 138” được không ít người đất Cảng chất đầy trên các chuyến xe con mỗi khi có dịp đi công tác, du lịch tại các tỉnh miền núi… mà không hề bị kiểm tra, xử lý. Theo một số cán bộ phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy – Công an Hải Phòng, hiện trong các văn bản pháp quy về xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng quả cây thuốc phiện mà chưa có chế tài xử lý hành vi trên với lá, thân, rễ cây. Đây là kẽ hở, gây khó cho các cơ quan thực thi pháp luật.

(Nguồn; Hiểm họa từ…/Đăng Hùng//Báo Công an nhân dân. – Ngày 5/11/2012)

91. Tập huấn bảo tồn,quản lý thú ven biển

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Viện Tài nguyên & Môi trường biển và khoa động vật học, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia ĐàiLoan, Phòng Bảo tồn Biển & Đa dạng Sinh học, Viện Tài nguyên & Môi trường Biển sẽ tổ chức khóa tập huấn quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và quản lý thúbiển dải ven bờ Việt Nam từ ngày 10-15/12, tại Hải Phòng. Dự kiến sẽ có cáchuấn luyện viên là các chuyên gia đầu ngành trong công tác nghiên cứu và bảo tồn thú biển đến từ Đài Loan và Nhật bản cùng với 20 học viên tham dự lớp tập huấn được lựa chọn từ các viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, ban quản lý các khu bảo tồn biển và một số Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản ven biển của Việt Nam.

(Nguồn: Tập huấn bảo tồn…//Báo Khoa học & đời sống. – Ngày 6/11/2012. – tr. 5)

92. Rác “ngoại” bao vây cảng Hải Phòng

Lợi dụng kẽ hở của luật pháp, một số doanh nghiệp thời gian qua xin tạm nhập tái xuất để đưa rác thải công nghiệp độc hại vào Việt Nam. Cảng Hải Phòng đang ngập trong “bãi rác” ngoại. Theo ông Cao Trung Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng, cách đây gần 6 tháng, một lô hàng tạm nhập tái xuất được tàu Xinhairong cập cảng Hải Phòng. Thủ tục khai báo cho thấy, hàng hóa là 6.458 tấn quặng kẽm có xuất xứ từ Hàn Quốc để tái xuất sang Trung Quốc. Doanh nghiệp đứng tên nhận lô hàng quặng kẽm trên là một công ty có địa chỉ ở quận Hồng Bàng (Công ty A). Tuy nhiên, sau đó, lô quặng trên không được đưa ra khỏi cảng mà nằm chình ình giữa khu vực xếp dỡ. Tới ngày 14/8, cảng Hải Phòng bất ngờ nhận được công văn của Công ty A thông báo “xin từ bỏ lô hàng quặng kẽm” vì lý do… không thể liên lạc được với chủ hàng thực ở Trung Quốc cũng như chưa nhận được chứng từ về hàng hóa và các chi phí đã phát sinh cho lô hàng. Cho tới nay, hơn 6.458 tấn quặng trở thành vô chủ và đã bỏ lại ở cảng gần 6 tháng. Ông Ngoan tính toán, mỗi tháng cảng Hải Phòng đang chịu thất thu khoảng 195 triệu đồng tiền phí lưu bãi vì không thể giải phóng để đưa hàng hóa khác vào. Tệ hơn là quặng “vô chủ” còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau mỗi lần mưa, cảng đều phải tổ chức cho hàng chục công nhân xúc dọn, bảo vệ số quặng khỏi trôi ra ngoài, gây ách tắc hệ thống thoát nước làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Theo ông Ngoan, hiện nay cảng Hải Phòng vẫn chưa biết xử lý núi quặng vô chủ ra sao ngoài việc gửi công văn đến các cơ quan chức năng đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Bởi, nếu tổ chức tiêu hủy thì ngân sách nhà nước sẽ phải bỏ ra rất nhiều, trong khi vẫn chưa chắc xử lý được những hệ lụy về môi trường. Còn nếu đem bán thanh lý thì lại không xong vì hàm lượng quặng rất thấp, không doanh nghiệp nào đứng ra mua. Thực chất, theo nhiều chuyên gia, đống quặng kẽm hơn 6.458 tấn đang nằm phơi sương ở cảng Hải Phòng chỉ là một dạng chất thải công nghiệp nặng có tính nguy hại, bởi một nước công nghiệp phát triển như Hàn Quốc không thể đem xuất quặng dưới dạng thô như vậy. Hơn nữa, nếu nó thực sự có giá trị thì công ty nhập đã không vứt bỏ ở cảng. Ông Ngoan khẳng định, riêng số tiền chi bốc xếp, vận chuyển hơn 6.458 tấn quặng kẽm cùng chi phí lưu bãi suốt nhiều tháng nay đã vượt hơn cả giá trị thật của lô quặng. “Núi” quặng nhập khẩu kể trên không phải là lô hàng vô chủ duy nhất ở cảng Hải Phòng, mà suốt từ tháng 5/2012 đến nay, theo thông tin từ Cục Hải quan Hải Phòng, đã phát hiện thêm hàng trăm lô hàng vô chủ khác, trong số đó có nhiều container hàng là phế thải độc hại. Được biết, từ nhiều năm nay, cảng Hải Phòng đã biến thành “bãi đáp” của các loại rác, phế thải công nghiệp từ nhiều nước về, do chính các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Trong đó, nhiều vụ khi cơ quan điều tra làm rõ lai lịch của các doanh nghiệp đứng tên nhập hàng mới phát hiện doanh nghiệp “ma”. Vì vậy, việc xử lý các lô hàng vô chủ gặp nhiều khó khăn. Theo nhiều chuyên gia, để ngăn chặn tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần phải mạnh tay với các doanh nghiệp đứng tên, đại lý dịch vụ thương mại nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, cần ràng buộc trách nhiệm xử lý hàng bị ách tắc, tồn đọng khi lô hàng tạm nhập tái xuất không tìm được chủ. Không thể mãi kéo dài tình trạng lách luật, tuồn rác thải công nghiệp độc hại vào Việt Nam, biến các cảng biển thành kho chứa rác thải “ngoại” nguy hại

(Nguồn: Rác ngoại…/Hải Dương//Báo An ninh Thủ đô. – Ngày 8/11/2012)

93. Vụ đổ gần 40 triệu tấn bùn ra biển Cát Bà: Cần sự minh bạch!

Phương án đổ gần 40 triệu m3 bùn xuống biển Cát Bà vẫn đang chờ sự thẩm định của Hội đồng thẩm định do Bộ TN&MT thành lập với 19 chuyên gia, nhà khoa học đầy kinh nghiệm và bản lĩnh. Người ta càng có lý do để nghi ngại hơn khi Bản nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường 2 lần liên tiếp bị Hội đồng thẩm định trả lại. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà quản lý, nhà khoa học quan ngại trước đề xuất “hỏa tốc” đổ gần 40 triệu m3 bùn ra biển Cát Bà.Theo đó, bùn được nạo vét phần lớn là dạng lỏng, hạt nhỏ, chất thải có những kết cấu phức tạp, có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Việc xả 40 triệu m3 bùn sẽ gây ônhiễm môi trường biển, hủy hoại hệ sinh thái biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và khu du lịch Đồ Sơn; làm thay đổi dòng chảy, thay đổi chế độ sóng và thủy triều của khu vực biển Hải Phòng, Quảng Ninh; lãng phí vô cùng lớn tài nguyên vốn đang rất cần để san lấp, tôn tạo các dự án trên bờ. Đổ xuống biển hay lên bờ đều nảy sinh vấn đề ảnh hưởng tới môi trường cần giải quyết, nhưng nếu đổ xuống biển thì rất khó kiểm soát được tác hại môi trường. Đổ cả một quả núi bùn ra biển, ai dám chắc vài năm sau lượng bùn đó không bồi lắng trở lại nơi nạo vét? CụcHàng Hải giải thích, khoảng cách từ vị trí nạo vét đến Khu công nghiệp Nam ĐìnhVũ khoảng 14-19 km, tốn thêm khoảng 300 triệu USD (6.000 tỷ đồng). Con số này từ đâu ra? Hay căn cứ vào báo cáo của JICA? Thực tế khoảng cách từ cảng Lạch Huyện đến Khu công nghiệp Nam Đình Vũ chỉ khoảng 11 km, về tận đến Tràng Cát cũng chỉ 15km. Theo các chuyên gia, với điều kiện luồng Nam Triệu hiện nay, hoàn toàn cóthể áp dụng phương pháp phổ biến và tiết kiệm là hút – xả - đẩy cao áp như cácnhà thầu Việt Nam đang áp dụng. Còn theo định mức Bộ Xây dựng áp dụng cho đơngiá ở Hải Phòng, nếu đổ ở Nam Cát Hải chỉ khoảng gần 5.500 tỷ, Khu công nghiệp NamĐình Vũ là khoảng 6.700 tỷ, Nam Tràng Cát hơn 7.600 tỷ. Vậy Cục Hàng Hải tínhtoán như thế nào mà “đội” tới 6.000 tỷ đồng? Trong khi đó, tại các văn bản báocáo Thủ tướng, UBND thành phố Hải Phòng khẳng định: Nếu đổ vào sau đê chắn sóngcủa 2 bến khởi động và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, sẽ tận dụng đượckhoảng 36 triệu m3 đất để san lấp tạo 700-1.000 ha. Các chuyên gia kỹ thuậttính toán chi tiết hơn: Nếu phơi đầm nén từ 5-7 năm, còn tiết kiệm thêm 40 – 50% so với đổ cát. Với lợi ích này, Ban quản lý Khu công nghiệp Hải Phòng đã đồng ýđ ổ bùn vào Nam Đình Vũ. Chưa hết, theo Cảng vụ Hải Phòng, tháng 1/2006, luồng Lạch Huyện có độ sâu 7,2m, đến tháng 7/2011, đoạn cảng này chỉ còn 5,8m. Vậy ai dám bảo đảm, sau5 năm nữa, số đất bùn đổ ra biển không trôi ngược vào luồng Lạch Huyện? Trở lạivới đề xuất đổ gần 40 triệu m3 bùn ra biển, nghi ngại của dư luận và các nhà khoa học có cơ sở khi cho tới giờ phút này, bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã hai lần bị Hội đồng thẩm định trả lại. Lý do rất đơn giản: Báo cáo còn thiếu quá nhiều thông tin nên không thể thẩm định được. Thêm một nghi ngại nữa, trên thực tế đã diễn ra những vụ việc như thi công ăn bớt khối lượng nhưng vẫn tính hoàn công, che lấp việc rút ruột công trình… khiến chúng ta không phải không lo lắng khi quãng đường di chuyển “quả núi bùn” 40 triệu m3 từ nơi nạo vét đến nơi đổ là 16 km. Giữa biển khơi, không ai dám chắc có xảy ra chuyện ăn bớt quãng đường vận chuyển, ăn bớt khối lượng để giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, việc xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện càng cần sự minh bạch, không được để người dân đặt vấn đề nghi ngờ về sự bất thường, lợi ích nhóm.

(Nguồn: Bài báo được dư luận quan tâm…//Nhà báo & công luận online. – Ngày 11/11/2012)

94. Sông Thái Bình, đoạn qua Hải Phòng: Dân khiếp đảm vì...“cát tặc”

Từ đầu năm tới nay, đoạn sông Thái Bình chảy qua 8 xã giáp ranh giữa 2 huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo bị... “đại náo” bởi gần chục tàu hút cát công suất lớn hoạt động liên tục làm sạt lở 2 bên bờ sông, xâm hại đê điều,gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Theo phản ánh của nhiều hộ dân nuôi thủy sản, tại các khu bãi bồi ven sông Thái Bình, từ đầu năm 2012 đến nay, đoạnsông từ cầu phao đăng đến xã Cấp Tiến (huyện Tiên Lãng) đối diện với xã Tam Đa(huyện Vĩnh Bảo) thường xuyên có từ 4 - 6 tàu tải trọng từ 250 – 500 tấn hút cát trái phép làm sạt lở 3 đoạn đê bao dài 500m về phía huyện Vĩnh Bảo và 100mđê bao thuộc khu đầm xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng). Nghiêm trọng nhất phải kể tới 4 con tàu mang các số hiệu: HP 2116, HP 1019, HP 2095, HP 0289 chuyên hút cát bên phía sông của các xã Cấp Tiến và Kiến Thiết (Tiên Lãng). Trước ẩn họa này, người dân rất nhiều lần kéo ra ngăn cản, xua đuổi, thậm chí phân công nhau trực để canh giữ, nhưng những tàu này vẫn cố tình áp sát cách bờ khoảng 15 m để hút sa khoáng. Ước tính, 1 tàu 500 tấn hoạt động liên tục sẽ hút được gần 4.000m3/ngày, mỗi tháng thu được hàng tỷ đồng. Tàu hút cát hoạt động liên tục khiến lòng sông rỗng sâu, gây sạt lở các bãi bồi 2 bên. Chiều ngang sông chỗ rộng nhất tới hơn 100 m, những lúc cao điểm có 4 - 5 tàu trọng tải vài trăm tấn ngang nhiên hút cát từ sáng sớm tới tối. Còn phía kia thuộc xã Tam Đa (Vĩnh Bảo), đất chân đê bị lở, có những đoạn lấn sâu vào bãi vùng của dân. Được biết, đoạn sông Thái Bình chảy qua khu vực trên không có tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào được UBND thành phố cấp phép hoạt động khai thác cát. Trước tình trạng trên, UBND huyện Tiên Lãng đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương quản lý, xử phạt các hành vi khai thác cát trái phép trên các tuyến sông, cửa biển thuộc huyện. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, không được trang bị phương tiện chuyên dụng nên việc xử lý chỉ như đá ném ao bèo…

(Nguồn: Sông Thái Bình…/Đăng Hùng, Văn Thịnh//Báo Công an nhân dân online. – Ngày 18/11/2012)

XI – KHOA HỌC – GIÁO DỤC

95. Bác sĩ trẻ tình nguyện về huyện nghèo

Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đang khởi động đề án thí điểm dự án Bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa thuộc 62 huyện nghèo. Sinh viên năm thứ 5 - 6 của trường Đại học Y Hải Phòng cùng Đại học Y dược (thuộc Đại học Thái Nguyên), Đại học Y Thái Bình đã đăng ký tham gia dự án này. Các sinh viên này tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ sẽ được đào tạo thực hành tại các bệnh viện tuyến trên đảm bảo năng lực chuyên môn độc lập khi về huyện. Nơi về công tác sẽ tạo điều kiện về nhà ở, chế độ lương và đãi ngộ. Sau 2 - 3 năm đối với nữ và 3 - 5 năm đối với nam sẽ được ưu tiên khi tuyển dụng vào các đơn vị y tế công lập. Bộ Y tế đang khảo sát nhu cầu chuyên khoa cần tăng cường nhân lực để huy động các bác sĩ tình nguyện phù hợpvới nhu cầu tại địa phương.

(Nguồn: Bác sĩ trẻ tình nguyện…/Liên Châu//Báo Thanh niên. – Ngày 10/11/2012)

96. Hải Phòng tôn vinh 148 nhà giáo tiêu biểu

Sáng 14/11, tại Cung Văn hóa Lao động Việt-Tiệp, Sở GD&ĐT, Công đoàn ngành Giáo dục và Hội Cựu giáo chức thành phố tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” và tôn vinh 148 nhà giáo qua các thời kỳ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD& ĐT của thành phố, được Đảng, Nhà nước,Chính phủ trao tặng các phần thưởng xứng đáng. 30 năm qua, phong trào “Hai tốt” trở thành phong trào thi đua nổi bật và thu được hiệu quả rõ rệt tại thành phố; chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến rõ nét. Ngành GD&ĐT chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đồng thời, quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn. Điểm bình quân thi đại học của học sinh Hải Phòng luôn trong tốp dẫn đầu cả nước. Hằng năm, Hải Phòng có nhiều học sinh đỗ thủ khoa, á khoa các trường Đại học. 18 năm liên tục thành phố có học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Năm học 2011- 2012, ngành GD& ĐT thành phố hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ năm học, có bảy tiêu chí dẫn đầu cả nước. Đội ngũ nhà giáo ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng với trên 27.000 cán bộ, giáo viên, trong đó, trên 96% đạt chuẩn trở lên. Hiện, toàn ngành có gần 2000 Thạc sĩ, 200 Tiến sĩ, 42 Giáo sư và Phó Giáo sư, 151 Nhà giáo ưu tú, 5 Nhà giáo nhân dân và 14 nhà giáo là Chiến sĩ thi đua toàn quốc... Nhân dịp này, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhà giáo Hoàng Thị Liên - nguyên trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT); phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 8 nhà giáo; Bộ GD & ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Trường tiểu học Chu Văn An (Ngô Quyền) và kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho 753 cá nhân.

(Nguồn: Hải Phòng tôn vinh…/Ngô Quang Dũng//Báo Nhân dân online. – Ngày 14/11/2012)

97. Nơi 18 năm liền có học sinh đoạt giải Quốc tế

Trường THPT Vĩnh Bảo (huyện Vĩnh Bảo), quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm liên tục 7 năm liền có đến hơn 15 thủ khoa. Kỳ thi Đại học năm 2011, trường có bốn thủ khoa và một á khoa. Năm nay, trường có ba thủ khoa. Số học sinh của trường thi đỗ Đại học rất cao. Tuy nhiên, ở vùng quê thuần nôngVĩnh Bảo, giấc mơ giảng đường Đại học của nhiều em còn nhiều gian nan, bởi gia cảnh rất nghèo... Cả ba thủ khoa năm nay đều là học sinh lớp 12A1. Toàn bộ học sinh hai lớp 12A1 và 12A2 của trường đều đỗ Đại học 100%. Hải Phòng là thành phố có số học sinh đoạt giải Quốc gia, Quốc tế ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm học 2011-2012, thành phố Cảng có 78 học sinh đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi Quốc gia, trong đó có ba giải Nhất. Đặc biệt, em Phạm Đăng Huy (Trường THPT chuyên Trần Phú) đoạt Huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 44 tại Mỹ. Em Nguyễn Tuấn Anh (Trường THPT chuyên Trần Phú) đoạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Quốc tế lần thứ 24 tại Ý. Với thành tích tiếp nối liên tục này, Hải Phòng hiện là địa phương duy nhất cả nước 18 năm liền có họcsinh đoạt giải Quốc tế. Hầu hết các giải thưởng đều về tay học sinh của Trường THPT chuyên Trần Phú. Bốn trường ở đất Cảng vừa được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới là: Trường Mầm non Tam Cường, Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, THCS Trần Phú và THPT chuyên Trần Phú. Hải Phòng không chỉ là trung tâm giáo dục và đào tạo có chất lượng cao cho vùng Duyên hải Bắc Bộ mà còn cho cả nước. Điểm bình quân thi Đại học của học sinh Hải Phòng luôn trong tốp đầu cả nước. Trong đó, nhiều học sinh đỗ thủ khoa, á khoa. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư với 249 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, 29 trường ở Hải Phòng được kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3... Thời gian tới, thành phố sẽ chấn chỉnh dạy thêm, học thêm. Đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học; tích cực tham mưu với thành phố triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông”, đề án “Xã hội hóa giáo dục”, thạc sĩ Đỗ Thế Hùng - Giám đốc Sở GD & ĐT Hải Phòng cho hay.

(Nguồn: Nơi có 18 năm liền …/Lam Khê//Báo Tiền Phong. - Ngày 14/11. – Tr. 6)

XII - XÂY DỰNG

98. Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển đầu tư Hải Phòng: Giữ vững uy tín trên thị trường xây dựng

Trước bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng và tiếp tục có sự sụt giảm kéo dài,đồng thời với việc Nhà nước thắt chặt tín dụng, cắt giảm vốn đầu tư, Công ty Cổ phần Xây dựng & Phát triển đầu tư Hải Phòng (CDI) cũng như hầu hết các doanhnghiệp ngành Xây dựng đều vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhờ sự xoay trở của CDI Hải Phòng đạt hiệu quả hơn so với nhiều đơn vị khác nên mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duytrì ổn định. Ông Nguyễn Ngọc Thành – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CDI cho biết: Từ đầu năm 2010, Công ty đã thăm dò, bàn luận và nhận định xác đáng về những diễn biến của thị trường bất động sản cùng những khó khăn đơn vị sẽ gặp phải.Trên cơ sở đó, Công ty chủ động điều chỉnh sản phẩm kinh doanh bằng việc chuyển đầu tư xây dựng nhà ở độc lập sang đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cho người có thu nhập thấp. Mặt khác, chú trọng hơn về lực lượng nhằm đảm bảo năng lực tiếp nhận các gói thầu xây lắp lớn, nhỏ. Đây là hướng đi có tính chiến lược vừa trước mắt, vừa lâu dài để Công ty tiếp tục trụ vững và phát triển. Nhờ vậy, CDI Hải Phòng bảo đảm tốt việc kinh doanh, việc làm, thu nhập cho người laođộng, đồng thời nâng cao uy tín của mình trên thị trường xây dựng

(Nguồn: Công ty cổ phần…/Duy Tuấn//Báo Xây dựng. – Ngày 16/11. – Tr. 4)

99. Thu hồi đất một số dự án chậm triển khai

Hiện, riêng tại quận Lê Chân, có tới 13 dự án chậm tiến độ, thi công dở dang, bao gồm 4 dự án có số nợ tiền sử dụng đất lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đó là: Dự án xây dựng nhà ở thương mại ở số 1 Lán Bè của Công ty cổ phần An Biên; dự án nhà ở thương mại tại ngõ 266 đường Trần Nguyên Hãn của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng; dự án xây dựng nhà ở tại phường Nghĩa Xá của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng Hà Nội; dự án của doanh nghiệp tư nhân Tân Phong. Tại quận Đồ Sơn còn 2 dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng để quá lâu không sử dụng;1 dự án quá 12 tháng và 2 dự án triển khai chậm. Ngoài ra, còn có khu biệt thự và nhà nghỉ bán theo cơ chế kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng số 15 còn nợ hơn 33 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Trước tình hình trên, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiến hành rà soát, có biện pháp xử lý, thu hồi đất đối với một số dự án chậm triển khai.

(Nguồn: Thu hồi đất…/Báo Công an nhân dân online. – Ngày 17/11)

100. Tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

Ngày 19/11, UBND thành phố chính thức khởi công gói thầu xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng. Đây là gói thầu đầu tiên của Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng, nhằm tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Dự án được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận đô thị và năng lực quản lý, lập kế hoạch giao thông đô thị tại thành phố Hải Phòng với tổng mức đầu tư 276 triệu USD. Dự án gồm 3 hợp phần: xây dựng tuyến đường trục đô thị dài 20 km từ xã BắcSơn (huyện An Dương) đến phường Nam Hải (quận Hải An); cải thiện giao thông công cộng, nâng cấp tuyến xe buýt số 2 Bến Bính (An Lão), cải tạo hành lang TamBạc - Kiến An và hợp phần nâng cao năng lực thể chế của các cơ quan thành phố trong lĩnh vực quản lý về giao thông. Để thực hiện Dự án, sẽ có gần 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có hơn 1.700 hộ dân phải di chuyển đến các khu tái định cư. Do vậy, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân, Thành phố tiến hành xây dựng 12 khu tái định cư với tổng diện tích gần 37 ha trên địa bàn các phường, xã: Bắc Sơn, Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái (huyện An Dương), Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đồng Hòa 1, Đồng Hòa 2 (quận Kiến An), Nam Hải 1, 2, 3, Đằng Hải, Tràng Cát (quận Hải An). Đến thời điểm này, các địa phương liên quan cơ bản hoàn tất giải phóng mặt bằng. Để hoàn thành công việc này, các địa phương và Ban quản lý Dự án phối hợp làm tốt việc thuyết phục, vận động người dân. Với nỗ lực, quyết tâm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý và các địa phương, Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng đang diễn ra đúng tiến độ và dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2011 –2016.

(Nguồn: Tạo bước đột phá…/Hoàng Ngọc//Kinh tế Việt Nam & Thế giới. – Ngày 20/11/2012. – Tr. 3)

101. Năm trăm tỷ đồng nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vừa làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố về việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2012; xây dựng dự toán ngân sách thành phố năm 2013. Nhất trí với đề xuất của Hải Phòng về việc ứng vốn triển khai Dự án cải tạo nâng cấp sân bay Cát Bi, Bộ trưởng cam kết, sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư, năm 2013, Bộ Tài chính sẽ sắp xếp, ứng trước khoảng 400-500 tỷ đồng để Hải Phòng thực hiện Dự án. Bộ trưởng cũng nhất trí với đề xuất của thành phố được quyết toán nguồn cải cách tiền lương khoảng 459 tỷ đồng để bù hụt thu, cân đối các khoản chi của năm 2012; lưu ý Hải Phòng cần chủ động dành nguồn thu để chi tăng lương trongnăm 2013.

(Nguồn: Năm trăm tỷ đồng…/Linh Nhâm//Pháp luật Việt Nam. – Ngày 20/11. – Tr. 3)

Facebook zalo

Các tin đã đưa